Mêhicô thu mua rác của dân chúng để làm sạch thành phố
Rác chất thành đống ngay tại bãi đỗ xe của trung tâm thành phố Mêhicô. Ảnh chụp ngày 26/12.
REUTERS
Trong biết bao cách làm sạch thành phố, thủ đô Mêhicô đã tìm
ra một phương án khá hay : đổi rác lấy một loại ‘tiền’ để mua lương
thực hay vật dụng cần thiết nào đó. Biện pháp có vẻ khá hữu hiệu và gợi
lên được ý thức bảo vệ môi sinh nơi người dân.
Một ‘khu chợ trao đổi’, một loại chợ ‘đồng nát’, nếu nói nôm na
theo kiểu Việt Nam cũng đã hình thành. Phóng viên hãng tin Pháp AFP đã
có dịp đảo qua một vòng khu chợ đó ở khu vực phía Nam thành phố Mêhicô,
vào một ngày chủ nhật đầu tháng 07/2013. Điều được ghi nhận đầu tiên
gây chút ngạc nhiên lý thú là cảnh người xếp hàng dài dưới trời mưa,
nhưng lại trông rất vui vẻ !
Người thì mang túi xách với nào là bao bì không, chai nhựa…, người thì đẩy những thùng giấy... Mưa không hề khiến họ nao núng : Xếp hàng dài dưới các chiếc ô, họ vui vẻ chờ đến phiên đổi rác có thể tái xử lý của họ để lấy các ‘điểm xanh’, cho phép họ đổi lấy lương thực hay vật dụng ngay tại chỗ.
Cô Maria Vasquez, một phóng viên nhiếp ảnh người Mêhicô, cũng tham gia trao đổi, giải thích một cách rất hồn nhiên với người đồng nghiệp AFP: « Sáng kiến này rất hay vì thường khi người ta không biết làm gì với tất cả những thứ hết xài này, chỉ vứt đi thì quả là vô trách nhiệm. Dù sao cũng phải gìn giữ trái đất nuôi ta một chút ! »
Ngôi chợ trao đổi - nằm trong một loạt sáng kiến của chính quyền cánh tả thành phố Mêhicô - đã khai trương vào năm ngoái (2012) với mục tiêu góp phần làm sạch thành phố 20 triệu dân, mà cách đây 2 thập niên, bị mang tiếng là thành phố ô nhiễm nhất hành tinh. Sáng kiến này ngày càng được người dân ưa thích.
Đây là một chợ phiên hàng tháng và lưu động, mỗi tháng được mở ra tại một khu phố khác nhau. Rác có thể tái xử lý mang đến sẽ được nhân viên « thu mua hàng » cân đo và « trả tiền » bằng những phiếu « điểm xanh » quy ra tiền, tùy theo lượng « hàng » mang tới. Người đổi rác có thể mua ngay tại chợ này thức ăn, rau quả hay vật dụng được bày bán.
Rác thì được bỏ trên những chiếc xe vận tải, chuyên chở đến nhà máy xử lý rác của thành phố. Vào năm 2012, với loại chợ trao đổi này, thành phố Mêhicô đã thu lượm về 170.000 tấn vật dụng tái xử lý.
Một đôi bạn mang báo và hộp nhựa đến đổi cho biết là họ đã mua được nào là củ cải, phô mát, và vẫn còn dư tiền, dư khoảng 50 pesos (3 euro).
Giới sản xuất địa phương cũng hoan nghênh loại hình chợ trao đổi này. Một người bán rau quả giải thích với phóng viên AFP là ông cũng được thành phố bù lại tiền với giá cao hơn thị trường.
Từ năm 2010, thành phố Mêhicô đã thay đổi cách quản lý rác : Yêu cầu dân chúng phân loại rác ngay từ nhà, và cho xây một bãi rác có thể chứa đến 6.000 tấn rác mỗi ngày.
Chợ trao đổi nói trên cũng nhằm mục tiêu khuyến khích dân chúng phân loại rác, ý thức được là thùng rác của họ có thể mang lại tiền, trong lúc họ lại làm một cử chỉ hữu ích.
Ngôi chợ gọi là « đổi rác » này rất thành công, thu hút đông đảo khách hàng, với ít nhất 2000 người đến chợ phiên hàng tháng này. Nhiều người tỏ vẻ thích thú, nhưng cũng phàn nàn là phải xếp hàng quá lâu !
Người thì mang túi xách với nào là bao bì không, chai nhựa…, người thì đẩy những thùng giấy... Mưa không hề khiến họ nao núng : Xếp hàng dài dưới các chiếc ô, họ vui vẻ chờ đến phiên đổi rác có thể tái xử lý của họ để lấy các ‘điểm xanh’, cho phép họ đổi lấy lương thực hay vật dụng ngay tại chỗ.
Cô Maria Vasquez, một phóng viên nhiếp ảnh người Mêhicô, cũng tham gia trao đổi, giải thích một cách rất hồn nhiên với người đồng nghiệp AFP: « Sáng kiến này rất hay vì thường khi người ta không biết làm gì với tất cả những thứ hết xài này, chỉ vứt đi thì quả là vô trách nhiệm. Dù sao cũng phải gìn giữ trái đất nuôi ta một chút ! »
Ngôi chợ trao đổi - nằm trong một loạt sáng kiến của chính quyền cánh tả thành phố Mêhicô - đã khai trương vào năm ngoái (2012) với mục tiêu góp phần làm sạch thành phố 20 triệu dân, mà cách đây 2 thập niên, bị mang tiếng là thành phố ô nhiễm nhất hành tinh. Sáng kiến này ngày càng được người dân ưa thích.
Đây là một chợ phiên hàng tháng và lưu động, mỗi tháng được mở ra tại một khu phố khác nhau. Rác có thể tái xử lý mang đến sẽ được nhân viên « thu mua hàng » cân đo và « trả tiền » bằng những phiếu « điểm xanh » quy ra tiền, tùy theo lượng « hàng » mang tới. Người đổi rác có thể mua ngay tại chợ này thức ăn, rau quả hay vật dụng được bày bán.
Rác thì được bỏ trên những chiếc xe vận tải, chuyên chở đến nhà máy xử lý rác của thành phố. Vào năm 2012, với loại chợ trao đổi này, thành phố Mêhicô đã thu lượm về 170.000 tấn vật dụng tái xử lý.
Một đôi bạn mang báo và hộp nhựa đến đổi cho biết là họ đã mua được nào là củ cải, phô mát, và vẫn còn dư tiền, dư khoảng 50 pesos (3 euro).
Giới sản xuất địa phương cũng hoan nghênh loại hình chợ trao đổi này. Một người bán rau quả giải thích với phóng viên AFP là ông cũng được thành phố bù lại tiền với giá cao hơn thị trường.
Từ năm 2010, thành phố Mêhicô đã thay đổi cách quản lý rác : Yêu cầu dân chúng phân loại rác ngay từ nhà, và cho xây một bãi rác có thể chứa đến 6.000 tấn rác mỗi ngày.
Chợ trao đổi nói trên cũng nhằm mục tiêu khuyến khích dân chúng phân loại rác, ý thức được là thùng rác của họ có thể mang lại tiền, trong lúc họ lại làm một cử chỉ hữu ích.
Ngôi chợ gọi là « đổi rác » này rất thành công, thu hút đông đảo khách hàng, với ít nhất 2000 người đến chợ phiên hàng tháng này. Nhiều người tỏ vẻ thích thú, nhưng cũng phàn nàn là phải xếp hàng quá lâu !
Một sánb kiến độc đáo, hai bện cùng có lợi cho thành phố sạch hơn. Nghĩ lại mấy ông nội lãnh đạo ở Việt Nam chẳng có sáng kiến gì tốt đẹp cả, toàn là làm phiền hoặc làm hại dân không a!
Trả lờiXóa