Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Văn hoá Trung Hoa trên đất Huế

Văn hoá Trung Hoa trên đất Huế


Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2014-12-07


Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế
Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế
RFA


Xứ Huế mệnh danh đất thần kinh, đất cố đô một thuở với vương triều, hoàng cung và những kiếp lê dân, hai thế giới trộn lẫn để tồn tại nơi vùng đất sông Hương núi Ngự này. Và cũng chỉ có ở xứ Huế, bao giờ câu chuyện có liên quan đến Trung Quốc cũng có thể gây sững sốt dư luận. Nếu chịu khó chiêm nghiệm, những đền đài, hoàng cung nơi cố đô có dáng vẻ giống hệt với đền đài, hoàng cung thời phong kiến Trung Quốc. Ngọ Môn, thành nội Huế là một bảng thu nhỏ của Tử Cấm Thành, Trung Quốc. Và cho đến thời điểm hiện nay, tâm thức văn hoá cũng như những vật thể văn hoá ở Huế vẫn còn mang đậm dấu ấn của Trung Quốc, đây là chuyện hết sức đáng buồn!
Từ những lăng tẩm, đền đài và tục lệ cúng kính…
Một nhà nghiên cứu văn hoá Huế, hiện đang sống tại thành phố Huế, chia sẻ: “Ở Huế thì hiện tại đa số họ dùng ‘thọ mai gia lễ’, nói chung là lễ nghi Việt Nam, dựa theo tinh thần của Nho Giáo, Khổng Tử chứ không phải Phật Giáo. Trừ ra là họ thêm tôn giáo vào. Nhưng mà nghi thức từ đau ốm, nhập liệm, đám tiệc, nghi thức đưa đám tang, ngày giờ… bên Phật giáo cũng vậy, đại đa số là họ dùng theo ‘thọ mai gia lễ’ hết 80%. Huế là cái nôi phong kiến nên nghi thức phong kiến còn tồn đọng lại nhiều, chủ yếu nói về tinh thần Nho giáo.”


Chùa Trúc Lâm Bạch Mã, Huế
Chùa Trúc Lâm Bạch Mã, Huế

Theo nhà nghiên cứu này, tâm thức của người dân Huế đa phần vẫn còn nặng Nho Giáo, cụ thể là Khổng Giáo và những nếp ứng xử đậm chất Trung Hoa. Từ việc cúng bái, ma chay, cúng giỗ cho đến ngày Tết, ngày Đoan Ngọ, ngày tế trời đất mùa tháng Chạp cũng như quan niệm về phong thuỷ, địa trạch… Tất cả đều đậm chất Trung Quốc.
Ví dụ như vấn đề tang ma, người ta căn cứ vào cuốn Thọ Mai Gia Lễ, đây là cuốn sách mô phỏng tư tưởng Trung Quốc về vấn đề lễ lạc, tâm linh. Đặc biệt, cuốn Thọ Mai Gia Lễ là một cuốn sách mà hơn 80% nội dung hướng dẫn bên trong về những lễ nghi cúng bái đều có kêu gọi, cung thỉnh những vị thần người Trung Quốc. Như vậy, căn cứ theo cuốn sách này, người Việt nói chung và người Huế nói riêng, khi cúng kính phải đặt thần linh Trung Hoa lên trên thần linh và tổ tiên Việt Nam.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, vấn đề đáng sợ về cái bóng văn hoá Trung Quốc cũng đang chi phối người dân Hà Tĩnh, ngay ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh, có cả một ngôi Võ Miếu để thờ Quan Vân Trường, tức Quan Công trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Có thể nói Võ Miếu là nơi có rất nhiều người Việt Nam đến chiêm bái, không những thế, ngôi miếu này được xếp vào diện di tích văn hoá cấp tỉnh, được chăm sóc, nhang khói rất kĩ lưỡng. Mà chỉ có Hà Tĩnh và Huế là nổi cộm về vấn đề cho Trung Quốc thuê đất.
Trở lại vấn đề văn hoá Huế, nhà nghiên cứu này cho rằng kể từ khi giải trừ nhà nước phong kiến ở Huế, cung điện Huế bị trưng dụng làm nhiều thứ cơ quan khác nhau nhưng cái lõi văn hoá, cái lõi mê tín của triều đại này lại vẫn giữ nguyên. Người ta đã tịch thu nhiều sách vở và qui định hệ ứng xử mới nhưng lại không cắt bỏ được những thói quen và hoạt động tâm linh đậm chất Trung Hoa. Không những vậy, những lễ nghi mang bóng dáng Trung Hoa lại phát triển mạnh ở Huế và đôi khi bị đánh tráo như là một nét bản sắc dân tộc để thu hút khách du lịch.
Nhà nghiên cứu này nói thêm, hiện tại, từ cấu trúc bên ngoài của các đền đài, lăng tẩm thời nhà Nguyễn cho đến các lăng miếu, chùa chiền mới xây dựng sau này đều có nét mô phỏng giống hệt các lăng miếu, chùa chiền của Trung Quốc. Và điều này không phải ngẫu nhiên mà có, nó được định hướng, được kiểm duyệt rất khắc khe. Nhưng đáng sợ hơn cả không phải là những nét kiến trúc bên ngoài mà là cấu trúc tâm linh, nội tâm của một vùng cư dân. Vì sống lâu ngày trong nếp văn hoá của người Trung Quốc nên người ta dễ dàng bị tiêm nhiễm và xem đó là một phần không thể thiếu của mình.
Đàn Nam Giao, Huế.
Đàn Nam Giao, Huế.
Đến chuyện cho Trung Quốc thuê đất
Một giảng viên đại học khoa học Huế, không muốn nếu tên, chia sẻ: “Người Huế thì gần như họ đã bị bội nhiễm văn hóa Trung Hoa. Mấy trăm năm nay, từ thời phong kiến đến bây giờ thì văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng rất nặng. Nó đi sâu vào đời sống của Huế. Từ đám tiệc, ma chay, tất cả những lễ lạc, những dịp quan trọng nhất của đời người, tất cả đều mang hơi hướng của Trung Hóa, những thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, những điều răn của Nho giáo.”
Theo vị giảng viên này, chuyện nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế cho người Trung Quốc thuê vùng chiến lược Hải Vân để xây dựng một cách dễ dàng, không cần suy nghĩ, mà cũng không hề có động thái nào cho thấy họ muốn tham khảo ý kiến bên quân đội và giới trí thức là chuyện rất dễ hiểu ở tỉnh thành này. Vì trên thực tế, vấn đề bội nhiễm văn hoá Trung Quốc đã khiến cho mọi ý hướng chống ngoại xâm bị lu mờ. Thậm chí có nhiều nhà lãnh đạo cấp tỉnh mà ông từng tiếp xúc đã cho rằng văn hoá Việt Nam là con của văn hoá Trung Hoa, Việt Nam và Trung Quốc vốn sinh ra từ một bà mẹ và Việt Nam có thành một đặc khu của Trung Quốc cũng là chuyện bình thường.
Vì vấn đề then chốt vẫn nằm trong suy nghĩ, trong ý hướng tâm linh và trong môi trường tiếp xúc hằng ngày mà con người phải tiếp nhận và phản ứng theo cơ chế tự nhiên. Ở khía cạnh tâm linh, dù nói và hiểu theo cách nào thì cho đến thời điểm hiện nay, những quan niệm về âm phần, địa lý, thiên văn, tử vi, tướng số của các thầy cúng ở Huế cũng đều bị chi phối bởi Cao Biền và đệ tử của ông ta là Tả Ao, gần đây nhất là Thiệu Vĩ Hoa. Hầu như người ta bói toán, xem ngày cưới, ngày mai táng và khai trương công trình, sự nghiệp đều dựa vào những dự đoán từ sách của các ông này.
Ngay cả việc khai trương các festival ở Huế, trong buổi lễ khai mạc vẫn có hơi hướm tâm linh theo kiểu Trung Hoa, và mọi ngả đường, ngoại trừ một số con đường trưng bày nghệ thuật đương đại, các khu nhà cổ treo lồng đèn Trung Quốc 100% mà hình như người ta cũng không ý thức được đó là lồng đèn Trung Quốc, đi ngang qua những khu phố này, có cảm giác như đang đi qua một khu phố Tàu nào đó trong phim.
Vị giảng viên đại học này nói rằng sở dĩ ông đưa ra những dẫn chứng trên là vì ông muốn nhấn mạnh rằng một khi cái lõi văn hoá bị đánh tráo, người ta nhầm tưởng cái lai căn là bản sắc thì mọi chuyện có thể xãy ra. Và không riêng gì đèo Hải Vân bị Trung Quốc thuê, có rất nhiều mảnh đất đẹp trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã bị Trung Quốc thuê trọn. Vấn đề là bao giờ họ xây dựng và họ sẽ xây dựng đến đâu, để lại hậu quả gì. Câu chuyện văn hoá Huế nghe ra còn lắm vấn đề để bàn luận!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

**************************

Đà Nẵng bất bình vì Huế cho Trung Quốc thuê đèo Hải Vân

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2014-11-21
hai-van-622.jpg
Vịnh Lăng Cô, sát nơi xây dựng khu du lịch sinh thái của Trung Quốc.
RFA

Với người dân Đà Nẵng, việc người Trung Quốc xuất hiện một cách mờ ám và bí ẩn ở thành phố này, trên tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa, sau này đường Hoàng Sa đổi tên thành Võ Nguyên Giáp là việc không thể chấp nhận được bởi quá sức nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Bây giờ cộng thêm chuyện nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cho người Trung Quốc thuê một phần đèo Hải Vân để xây dựng khu du lịch sinh thái là một chuyện động trời, vượt quá sức chịu đựng của những người có ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc.

Lỗi của quân đội?

Môt cư dân Đà Nẵng tên Tiên, chia sẻ:
“Đây là lỗi của quân đội, đừng đổ cho chính quyền. Lỗi của quân đội vì đây là trách nhiệm của anh. Trách nhiệm của anh là về mặt quốc phòng là tất cả mọi động thái về quốc phòng trong khu vực của anh là anh phải chịu trách nhiệm chứ. Làm sao đổi lỗi cho chính quyền của Huế được. Giờ trong quân khu V thì phải thuộc trách nhiệm của quân khu V. Đứng về nguyên tắc phân nhiệm thì bây giờ nó thuộc về trách nhiệm của quân đội, quân đội bảo không được làm ở đó thì anh không được làm. Tại vì nó bắt anh chịu trách nhiệm, anh phải giải trình, quân đội có quyền đó. Thật không hiểu được.”
Đây là lỗi của quân đội, đừng đổ cho chính quyền. Lỗi của quân đội vì đây là trách nhiệm của anh.
-Cô Tiên
Theo ông Tiên, hiện nay toàn bộ phần bờ biển của Quảng Nam - Đà Nẵng đang lâm nguy, điều này diễn ra giống như một thứ nghiệp chướng của người miền Trung mà nói chính xác là người Quảng Nam - Đà Nẵng. Nếu như cả một dãy dài bờ biển Cửa Đại, Hội An đẹp và thơ mộng bị sóng nuốt chửng hơn 50 mét vào bờ, bãi tắm bị mất dấu và người dân phải lo nơm nớp ngày đêm về chuyện rất có thể đang lúc ngủ, biển xâm thực đẩy cả nhà xuống nước thì nguyên một dãy bờ biển dài gần 30km dọc theo tuyến đường biển Hội An – Đà Nẵng đã rơi vào tay người Trung Quốc.
Nhà cầm quyền Đà Nẵng và Quảng Nam đã cho người Trung Quốc thuê dãy bờ biển này, đặc biệt là nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng đã cho người Trung Quốc thuê một phần lớn những vị trí chiến lược dọc theo vị trí đồn trú nhìn ra biển mà trước đây Mỹ đã xây dựng. Những căn cứ quân sự của Mỹ dọc theo bờ biển Đà Nẵng – Quảng Nam đã thuộc về người Trung Quốc, một phần họ xây dựng sòng bài, phần khác là những công trình dở dang suốt 10 năm nay cứ che kín mít bên ngoài, không nhìn thấy được họ làm gì bên trong và người Việt Nam không được phép bước vào khu vực đã che chắn của họ.
anh_du_an_1-622.jpg
Bảng quảng cáo dự án Khu Du lịch Nghỉ dưỡng World Shine trên núi Hải Vân.
Bây giờ, thêm phần đèo Hải Vân rơi vào tay người Trung Quốc nữa thì xem như gọng kiềm chiến lược quân sự miền Trung đã nằm chắc trong tay người Trung Quốc. Vì Đà Nẵng, suy cho cùng giống như một cô gái ngồi tựa lưng vào gốc cây, mà gốc cây ở đây chính là đèo Hải Vân và dãy Trường Sơn. Phần chủ yếu vẫn là đèo Hải Vân, ngay từ thời Minh Mạng, nhà lãnh đạo phong kiến có tầm nhìn tương đối xa này đã cho xây Hải Vân Quan làm đài quan sát cửa ngõ phía Nam. Và một khi chiếm được vị trí của đài quan sát này cũng đông nghĩa với con mắt đối phương đã bị bịt, mọi tình huống sẽ thay đổi.
Hiện tại, giả sử Trung Quốc xây dựng xong khu du lịch đèo Hải Vân thì mọi chuyện hết sức bi đát đối với dân Đà Nẵng, bởi lẽ, về mặt quản lý hành chính, khu du lịch này không nằm trong địa phận Đà Nẵng nhưng về mặt chiến lược thì lại có liên hệ sống còn đối với thành phố này. Một khi ngoài bờ biển đã có người Trung Quốc ở đó, cộng thêm trên núi, người Trung Quốc đi tham quan, du lịch khắp mọi ngỏ ngách, đi chụp hình, không thể cấm người ta chụp hình du lịch được. Đương nhiên là không ai biết được có bao nhiêu gián điệp, mật vụ Hoa Nam đến đây chụp theo diện khách du lịch.
Và đáng sợ hơn cả là những hoạt động mờ ám của họ nhắm vào Đà Nẵng không thể giải quyết được bởi họ không trực thuộc phạm vi quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng. Lấy một ví dụ, họ đưa nhiều loại hàng hoá của họ sang khu vực này để phục vụ du lịch nhưng trên thực tế là để “rò rỉ” ra bên ngoài và giữa hàng trăm thứ hàng hoá độc hại họ đưa sang với lý do phục vụ người dân của họ sang du lịch Việt Nam, có cả ma tuý lẫn lộn trong đó cũng rất khó kiểm soát. Và bài học về nạn xì ke, ma tuý của thanh niên Hà Tĩnh do người Trung Quốc gây ra vẫn còn rành rành, không thể chối bỏ.
Đáng sợ nhất và nhạy cảm nhất trên toàn Việt Nam này không đâu khác ngoài đèo Hải Vân, vì đây là ranh giới giữa hai tỉnh thành phố có địa hình quá phức tạp. Mà ngay trong việc quản lý đối với người Việt đã rất phức tạp ở những khu vực giao thoa các tỉnh rồi, huống chi quản lý đối với người nước ngoài vốn có óc bành trướng, xâm lược như Trung Quốc!

Đà Nẵng sẽ thuộc về Trung Quốc?

Hải Vân rơi vào tay Trung Quốc cũng  đồng nghĩa với Đà Nẵng thuộc về Trung Quốc.
Ông Trường, cư dân quận Thanh Khê, Đà Nẵng, chia sẻ:
Bây giờ nó đi đông như quân Nguyên ấy. Để công nhân mình có việc làm với chứ, nó qua nó lấy hết. Như Hà Tĩnh, Hoàng Sa, Trường Sa là một cái tam giác chi đó… mất hết rồi.
-Ông Trường
“Bây giờ nó đi đông như quân Nguyên ấy. Để công nhân mình có việc làm với chứ, nó qua nó lấy hết. Như Hà Tĩnh, Hoàng Sa, Trường Sa là một cái tam giác chi đó… mất hết rồi.”
Ông Trường cũng bức xúc nói thêm rằng không hiểu nhà cầm quyền Huế ăn phải thứ gì mà chậm tiêu như vậy. Vì trên hết, Hải Vân là con đèo quá sức nhạy cảm về mặt hành chính bởi một phần do nó quanh co, khúc khuỷu, phần khác nó nằm giáp giới giữa hai địa phận hành chính, khó mà quản lý. Ngay cả một nhóm cướp nhỏ chuyên trấn lột trên đèo Hải Vân vài năm trở lại đây mà phải tốn cả mấy năm trời phối hợp giữa Huế và Đà Nẵng mới bắt được. Bây giờ giao Hải Vân cho Trung Quốc khai thác du lịch thì khác nào giao rừng cho hổ để nộp mạng dân Đà Nẵng cho họ.
Chỉ cần nói đơn giản nhất, nếu chiến tranh xãy ra, ngoài biển đánh thốc vào, trên núi nã pháo xuống, lực lượng ngoài biển được yểm trợ bởi các tàu chiến và công sự dọc bờ biển, lực lượng trên núi được che chở bởi rừng thông, hẻm núi, hang động, suối đá. Trong khi đó, thuỷ quân lục chiến của Trung Quốc được đánh giá mạnh nhất khu vực Châu Á bởi họ có số lượng quá đông và quen đánh đường rừng, khi đó, Đà Nẵng sẽ bị tê liệt bởi số đông áp đảo của quân Trung Cộng.
Mà một khi Đã Nẵng bị bất kì một tổn thương nào, xem như Việt Nam bị cắt làm đôi và lúc đó, mọi thứ giao thương cũng như hoạt động trọng yếu đều bị tê liệt. Chính vì vậy, giao Hải Vân cho người Trung Quốc là xem như mất Hải Vân, mất Hải vân cũng đồng nghĩa với mất Đà Nẵng và Huế trở thành cái chuồng gà trong mắt quân Trung Quốc. Một khi mất Đà Nẵng thì nhân dân lại một lần nữa điêu đứng bởi những cái đầu lãnh đạo của nhà cầm quyền Huế.
Nói đến đây, ông Trường chép miệng, lắc đầu rồi thở dài!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm