Trung Quốc đòi sử dụng trực tiếp tiền Nhân dân Tệ trên lãnh thổ Việt Nam
Trung Cộng muốn CSVN thay thế 'Hồ tệ' bằng 'Mao tệ'?
CTV Danlambao
- Truyền thông nhà nước cho hay, Hiệp hội doanh nghiệp Trung quốc tại
Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) vừa gửi kiến nghị
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đòi được 'thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp
tại Việt Nam'.
Kiến nghị trên được ghi trong báo cáo do Phòng Thương mại Công nghiệp
Việt Nam gửi đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, phía Trung Quốc
viện lý lẽ rằng việc giao dịch và thanh toán bằng Nhân dân tệ trực tiếp
tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu ''khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà
phát triển không ngừng của thương mại Việt - Trung''
“Cuối năm 2013, ước tính kim ngạch thanh toán bằng Nhân dân tệ đã đạt
khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, đa số giao dịch thanh toán biên mậu bằng
Nhân dân tệ nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không
chính ngạch”, Hiệp hội doanh nghiệp Trung quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc lập luận.
Theo quy định hiện hành, Việt Nam đồng vẫn đang là đồng tiền duy nhất được phép lưu hành và thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
'Vi phạm chủ quyền'
Cho đến thời điểm này, giới hữu trách Việt Nam chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về đề nghị từ phía hai cơ quan Trung Quốc.
Nhà báo Đào Tuấn thẳng thắn viết trên báo Lao Động: 'Cần một cái lắc đầu dứt khoát' trước kiến nghị thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân Tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
“Đề nghị giao dịch chính thức bằng NDT phải được hồi đáp ngay bằng
cái lắc đầu dứt khoát nếu chúng ta còn tôn trọng đồng tiền Việt Nam, một
sự tôn trọng cần thiết như coi trọng độc lập quốc gia”, nhà báo Đào Tuấn viết.
Trả lời phỏng vấn báo Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
khẳng định lời đề nghị thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân Tệ của phía
Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'
Trước lý lẽ của phía Trung Cộng nói rằng trong năm 2013, giao dịch bằng
Nhân dân Tệ tại vùng biên giới Việt – Trung đã lên đến 15 tỷ đô-la bằng
con đường 'không chính ngạch', tiến sỹ Lê Đăng Doanh đặt ra câu hỏi:
"NHNN và các tỉnh biên giới cần phải có một câu trả lời rõ ràng là
tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ ở
biên giới được? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?"
“Phải có những điều kiện kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng
đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không
một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính vấn đề vi phạm chủ quyền
lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân dân tệ thao túng đồng
tiền của Việt Nam”
HD 981 trên cạn
Trên các mạng xã hội, kiến nghị 'thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại
Việt Nam' đã nhanh chóng nhận phải những chỉ trích dữ dội. Nhiều ý kiến
cho rằng đây chính là thủ đoạn của Trung Cộng trong âm mưu bành trước và
thâu tóm kinh tế Việt Nam.
Nếu cho phép lưu hành tiền Nhân dân Tệ, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở
thành con nợ của Trung Cộng, dẫn đến sự lệ thuộc cả về kinh tế lẫn chính
trị.
Có ý kiến so sánh, lời đề nghị của phía Trung Cộng nguy hiểm không khác gì một giàn khoan HD 981 nằm ngay trên cạn.
Liệu nhà cầm quyền CSVN sẽ phải trả lời ra sao trước lời đề nghị thay thế 'Hồ tệ' bằng 'Mao tệ' của Trung Cộng?
Rõ ràng, sau chuyến thăm của Du Chính Thanh cùng với việc cài cắm 'viện
Khổng Tử' tại Việt Nam, phía Trung Cộng ngày càng tung ra những ngón đòn
hiểm độc hơn trong âm mưu thâu tóm chính trị và bành trướng lãnh thổ
tại Việt Nam.
Do đó, 'thoát Trung' không thể có được thành quả chỉ bằng những lời kêu
gọi suông. Muốn thành công, trước hết phải có những hành động dứt khoát
để 'thoát cộng'.
danlambaovn.blogspot.com
______________________
______________________
NGƯỜI TRUNG CỘNG THẢN NHIÊN TIÊU XÀI NHÂN DÂN TỆ GIỮA HÀ NỘI
NGƯỜI TRUNG CỘNG THẢN NHIÊN TIÊU XÀI NHÂN DÂN TỆ GIỮA HÀ NỘI
H L
Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao trở lại đây, trao đổi mậu dịch và giao lưu văn hóa giữa hai nước càng ngày càng nhiều lên, nhưng sự trao đổi và giao lưu đó luôn trong thế không cân bằng. Người Trung Quốc luôn xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn hẳn, bằng cả con đường chính ngạch và nhập lậu, còn trong “giao lưu văn hóa”, dấu vết văn hóa Trung Quốc dường như hiện hữu ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Theo phòng Văn hóa đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số người gốc Hoa và mang quốc tịch Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam đã vượt quá con số 1 triệu người! Đó là con số chính thức, còn số lao động nhập cảnh “chui” tới làm việc tại các công trình xây dựng do người Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là bao nhiêu? Có nguồn tin cho rằng con số này khoảng 5 vạn người.
Việt Nam có đang “vô tình” tạo điều kiện cho người Trung Quốc sang và hoạt động thoải mái tại Việt Nam?
Người Trung Quốc khi sang Việt Nam có rất nhiều thuận lợi. Nhà hàng kiểu Trung Hoa tại Việt Nam rất nhiều, số người biết tiếng Hoa tại Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, hiện nay tiếng Hoa là ngoại ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau tiếng Anh. Khoảng chục năm trước, đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ có thể trao đổi mua bán tại khu vực biên giới, nhưng nay đồng nhân dân tệ xuất hiện ngày càng nhiều trong nội địa Việt Nam, người Trung Quốc còn nói với nhau rằng sang Việt Nam không cần đổi tiền vì Việt Nam cũng sử dụng đồng nhân dân tệ! Thoạt nghe tưởng điều đó là vô lí, vì chắc những người Trung Quốc đó sang Việt Nam du lịch ngắn ngày, họ chỉ mua bán tại những điểm chuyên phục vụ khách du lịch, để thuận tiện cho du khách, người bán hàng nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cũng là một hình thức thu hút du lịch của Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy. Hiện nay tại khá nhiều nơi ngay tại thủ đô Hà Nội của nước Việt Nam, dù không phải là điểm mua bán trong “tour” du lịch, người Trung Quốc vẫn có thể thoải mái dùng đồng nhân dân tệ để mua hàng. Dạo quanh các cửa hàng bán đồ lưu niệm của tư nhân trong khu phố cổ, hầu hết các hàng ở đây cũng nhận đồng nhân dân tệ. Điều này có thể coi là ý thức của người dân chưa cao. Khi họ bán cho khách bằng đồng nhân dân tệ, người bán thường tính tỉ giá quy đổi thấp hơn tỉ giá ngoài thị trường và kiếm lợi từ khoản chênh lệch. Nhưng khi ngay trong siêu thị của nhà nước tại thủ đô Hà Nội cũng chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, mặc dù tất cả các mặt hàng đều niêm yết bằng tiền Việt, và nơi này cũng không phải điểm du lịch hay gần khu du lịch, thì người ta phải đặt dấu hỏi, có đúng là đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc được mặc nhiên công nhận trên thị trường Việt Nam?
Tại một siêu thị giữa khu dân cư cách quảng trường Ba Đình 3km, hai người khách Trung Quốc vào mua đồ, chủ yếu là thực phẩm. Họ sử dụng tiếng Hoa, không có phiên dịch đi cùng, và khi thanh toán họ lấy trong ví tiền ra 3 tờ 100 nhân dân tệ!? Kinh ngạc hơn nữa là nhân viên siêu thị lấy ra một xấp tiền lẻ đồng … nhân dân tệ có đủ các mệnh giá để trả lại cho khách! Trong khi đó, tờ hóa đơn của siêu thị in ra ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt và các mặt hàng cũng ghi giá bằng tiền Việt! Tổng giá trị hóa đơn hàng đó là 658 ngàn đồng (tiền Việt Nam). Người quản lý siêu thị lúc đó cũng đứng ngay bên cạnh và chứng kiến toàn bộ quá trình thanh toán, nhưng không hề có ý kiến gì. Nhìn cách hai ông khách mua hàng, có thể biết họ ở Việt Nam đã lâu, hoặc ít ra cũng đã đi lại nhiều lần, chứ không phải khách đi du lịch ngắn ngày. Vậy sao họ lại không đổi tiền Việt Nam để tiêu dùng khi ở Việt Nam? Khu vực quanh siêu thị này cũng không phải nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống để người ta sẵn sàng dùng ngoại tệ trong trao đổi mua bán. Hơn nữa việc siêu thị có hẳn một ngăn đựng tiền nhân dân tệ để trả lại cho khách chứng tỏ việc thanh toán bằng đồng tiền tệ này đã có từ lâu và thành thói quen tại đây. Nhưng lạ là chỉ có đồng nhân dân tệ là ngoại tệ được sử dụng ở đây, chứ không hề có tiền đô-la Mỹ, vốn được coi là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới.
Từ tháng 3 năm 2011, chính phủ Việt Nam nghiêm cấm buôn bán và lưu thông ngoại tệ trên thị trường tự do, việc mua bán, trao đổi bằng đồng USD ngoài ngân hàng là điều rất khó khăn và nếu các cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị sử lí rất nghiêm. Tháng 4 năm 2011, chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên VTV1 đưa tin vụ một cửa hàng vàng bạc mua bán trái phép 100 ngàn USD và bị cơ quan công an thu giữ đồng thời đưa ra khởi tố. Đến nay lệnh cấm trao đổi và mua bán bằng ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn còn hiệu lực, nhưng có lẽ nó chỉ có hiệu lực với đồng đô la Mỹ, còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thì không phải là ngoại tệ?
Chúng ta nên hiểu việc này như thế nào đây??
Việc này có tệ quá không???
(Việc này xảy ra vào tối 24/5/2011 tại siêu thị Hapro Mart trên đường Thụy Khuê, Hà Nội)
H.L (bài và ảnh)
Khách người Trung Quốc lấy tiền ra trả, còn giơ cho mọi người xem
Nhân viên siêu thị Hapro nhận tiền
Nhân viên siêu thị lấy tiền nhân dân tệ lẻ từ trong ngăn kéo ra để trả lại khách. 3 tờ tiền khách trả đã nằm gọn trong ngăn kéo tiền của siêu thị
Mọi việc thanh toán diễn ra với sự chứng kiến của quản lý siêu thị và rất nhiều khách mua hàng khác
H L
Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao trở lại đây, trao đổi mậu dịch và giao lưu văn hóa giữa hai nước càng ngày càng nhiều lên, nhưng sự trao đổi và giao lưu đó luôn trong thế không cân bằng. Người Trung Quốc luôn xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn hẳn, bằng cả con đường chính ngạch và nhập lậu, còn trong “giao lưu văn hóa”, dấu vết văn hóa Trung Quốc dường như hiện hữu ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Theo phòng Văn hóa đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số người gốc Hoa và mang quốc tịch Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam đã vượt quá con số 1 triệu người! Đó là con số chính thức, còn số lao động nhập cảnh “chui” tới làm việc tại các công trình xây dựng do người Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là bao nhiêu? Có nguồn tin cho rằng con số này khoảng 5 vạn người.
Việt Nam có đang “vô tình” tạo điều kiện cho người Trung Quốc sang và hoạt động thoải mái tại Việt Nam?
Người Trung Quốc khi sang Việt Nam có rất nhiều thuận lợi. Nhà hàng kiểu Trung Hoa tại Việt Nam rất nhiều, số người biết tiếng Hoa tại Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, hiện nay tiếng Hoa là ngoại ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau tiếng Anh. Khoảng chục năm trước, đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ có thể trao đổi mua bán tại khu vực biên giới, nhưng nay đồng nhân dân tệ xuất hiện ngày càng nhiều trong nội địa Việt Nam, người Trung Quốc còn nói với nhau rằng sang Việt Nam không cần đổi tiền vì Việt Nam cũng sử dụng đồng nhân dân tệ! Thoạt nghe tưởng điều đó là vô lí, vì chắc những người Trung Quốc đó sang Việt Nam du lịch ngắn ngày, họ chỉ mua bán tại những điểm chuyên phục vụ khách du lịch, để thuận tiện cho du khách, người bán hàng nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cũng là một hình thức thu hút du lịch của Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy. Hiện nay tại khá nhiều nơi ngay tại thủ đô Hà Nội của nước Việt Nam, dù không phải là điểm mua bán trong “tour” du lịch, người Trung Quốc vẫn có thể thoải mái dùng đồng nhân dân tệ để mua hàng. Dạo quanh các cửa hàng bán đồ lưu niệm của tư nhân trong khu phố cổ, hầu hết các hàng ở đây cũng nhận đồng nhân dân tệ. Điều này có thể coi là ý thức của người dân chưa cao. Khi họ bán cho khách bằng đồng nhân dân tệ, người bán thường tính tỉ giá quy đổi thấp hơn tỉ giá ngoài thị trường và kiếm lợi từ khoản chênh lệch. Nhưng khi ngay trong siêu thị của nhà nước tại thủ đô Hà Nội cũng chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, mặc dù tất cả các mặt hàng đều niêm yết bằng tiền Việt, và nơi này cũng không phải điểm du lịch hay gần khu du lịch, thì người ta phải đặt dấu hỏi, có đúng là đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc được mặc nhiên công nhận trên thị trường Việt Nam?
Tại một siêu thị giữa khu dân cư cách quảng trường Ba Đình 3km, hai người khách Trung Quốc vào mua đồ, chủ yếu là thực phẩm. Họ sử dụng tiếng Hoa, không có phiên dịch đi cùng, và khi thanh toán họ lấy trong ví tiền ra 3 tờ 100 nhân dân tệ!? Kinh ngạc hơn nữa là nhân viên siêu thị lấy ra một xấp tiền lẻ đồng … nhân dân tệ có đủ các mệnh giá để trả lại cho khách! Trong khi đó, tờ hóa đơn của siêu thị in ra ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt và các mặt hàng cũng ghi giá bằng tiền Việt! Tổng giá trị hóa đơn hàng đó là 658 ngàn đồng (tiền Việt Nam). Người quản lý siêu thị lúc đó cũng đứng ngay bên cạnh và chứng kiến toàn bộ quá trình thanh toán, nhưng không hề có ý kiến gì. Nhìn cách hai ông khách mua hàng, có thể biết họ ở Việt Nam đã lâu, hoặc ít ra cũng đã đi lại nhiều lần, chứ không phải khách đi du lịch ngắn ngày. Vậy sao họ lại không đổi tiền Việt Nam để tiêu dùng khi ở Việt Nam? Khu vực quanh siêu thị này cũng không phải nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống để người ta sẵn sàng dùng ngoại tệ trong trao đổi mua bán. Hơn nữa việc siêu thị có hẳn một ngăn đựng tiền nhân dân tệ để trả lại cho khách chứng tỏ việc thanh toán bằng đồng tiền tệ này đã có từ lâu và thành thói quen tại đây. Nhưng lạ là chỉ có đồng nhân dân tệ là ngoại tệ được sử dụng ở đây, chứ không hề có tiền đô-la Mỹ, vốn được coi là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới.
Từ tháng 3 năm 2011, chính phủ Việt Nam nghiêm cấm buôn bán và lưu thông ngoại tệ trên thị trường tự do, việc mua bán, trao đổi bằng đồng USD ngoài ngân hàng là điều rất khó khăn và nếu các cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị sử lí rất nghiêm. Tháng 4 năm 2011, chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên VTV1 đưa tin vụ một cửa hàng vàng bạc mua bán trái phép 100 ngàn USD và bị cơ quan công an thu giữ đồng thời đưa ra khởi tố. Đến nay lệnh cấm trao đổi và mua bán bằng ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn còn hiệu lực, nhưng có lẽ nó chỉ có hiệu lực với đồng đô la Mỹ, còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thì không phải là ngoại tệ?
Chúng ta nên hiểu việc này như thế nào đây??
Việc này có tệ quá không???
(Việc này xảy ra vào tối 24/5/2011 tại siêu thị Hapro Mart trên đường Thụy Khuê, Hà Nội)
H.L (bài và ảnh)
Khách người Trung Quốc lấy tiền ra trả, còn giơ cho mọi người xem
Nhân viên siêu thị Hapro nhận tiền
Nhân viên siêu thị lấy tiền nhân dân tệ lẻ từ trong ngăn kéo ra để trả lại khách. 3 tờ tiền khách trả đã nằm gọn trong ngăn kéo tiền của siêu thị
Mọi việc thanh toán diễn ra với sự chứng kiến của quản lý siêu thị và rất nhiều khách mua hàng khác
Con đường bi Hán hóa là tất yếu. Đau thật !
Trả lờiXóa