Năm 2015, hàng Trung Quốc tiếp tục tràn ngập Việt Nam
HÀ NỘI (NV) - Theo Bộ Công Thương Việt Nam, chỉ trong tháng 1 năm nay, Việt Nam đã nhập siêu 500 triệu Mỹ kim và nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng liên tục.
Các số liệu mà Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam công bố cho thấy, trong vài tháng gần đây, cán cân thương mại của Việt Nam liên tục thâm hụt và nhập siêu từ Trung Quốc đã xóa bỏ toàn bộ nỗ lực xuất siêu sang các thị trường khác.
Trong tháng 1 năm 2015, hàng nhập cảng từ Trung Quốc tăng 47.1% so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị hang nhập cảng từ Trung Quốc tăng lên tới 4.2 tỉ Mỹ kim nhưng giá trị hàng xuất cảng sang Trung Quốc chỉ ở mức 2.8 tỉ Mỹ kim, giảm 2.5%.
Thực phẩm Trung Quốc ở chợ Bình Tây, Sài Gòn. (Hình: Người Lao Ðộng)
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có một lần xuất siêu ở mức 135 triệu Mỹ kim vào năm 2000 và từ đó đến nay liên tục nhập siêu.
Hồi trung tuần tháng 12 năm 2013, tại một hội nghị bàn về việc thực hiện thỏa thuận thương mại tự do, Bộ Công Thương Việt Nam từng thú nhận, chỉ trong 10 năm, từ 2001 đến 2012, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu Mỹ kim hồi 2001, thành 16 tỷ Mỹ kim vào năm 2012.
Ðến năm 2013, nhập siêu từ Trung Quốc tăng lên thành 23.7 tỉ Mỹ kim và năm 2014, con số này là 28 tỉ Mỹ kim.
Khoảng 60% hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc vẫn là nguyên liệu, phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, điện tử. 30% còn lại là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Ðó cũng là lý do mà từ năm 2013 đến nay, các chuyên gia kinh tế cũng như một số viên chức Việt Nam liên tục cảnh báo nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế, tại các hội thảo, hội nghị. Thậm chí là tại diễn đàn Quốc Hội.
Bởi các doanh nghiệp của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, phụ liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Trung Quốc nên người ta lo ngại, nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó.
Gần đây, tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế bắt đầu đề cập đến việc phải “thoát Trung” (bứt ra khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc), tuy nhiên thực tế cho thấy, đó là một mong muốn khó khả thi bởi cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu.
Gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia đã được dồn vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, vốn lien tục thua lỗ vì quản trị kém và tham nhũng, hệ thống doanh nghiệp tư nhân không những không được hỗ trợ mà còn bị chèn ép thành ra đã và đang chết hang loạt. Cũng vì vậy Việt Nam khó mà thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng. (G.Ð)
nguồn: người việt online
**********************
Vì an ninh quốc gia, Manila tẩy chay chuyên gia Trung Quốc
Yêu sách của Bắc Kinh Biển Đông khiến người Philippines cảnh giác với Trung Quốc.
REUTERS/Romeo Ranoco
Phủ Tổng thống Philippines vào
hôm nay 28/02/2014, đã chính thức lên tiếng bảo vệ quyết định mới đây
của Bộ Năng lượng nhằm đình chỉ sự tham gia của kỹ thuật viên Trung Quốc
vào sự phát triển và vận hành của màng lưới điện quốc gia Philippines.
Lý do được nêu lên là vấn đề an ninh quốc gia, nhưng giới quan sát cũng
gắn liền quyết định này với tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila về Biển
Đông.
Theo báo chí Philippines, trên
một đài phát thanh địa phương, Phó Phát ngôn viên của Tổng thống Aquino,
bà Abigail Valte khẳng định rằng : Khi quyết định không triển hạn công
tác cho 16 cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đang làm việc tại Tập đoàn Lưới
điện Quốc gia Philippines NGCP, Bộ Năng lượng Philippines đã có nghiên
cứu kỹ lưỡng về những ưu và khuyết điểm của vấn đề.Bà Valte đã tuyên bố như trên sau khi Bắc Kinh lên tiếng đòi Manila phải xử sự công bằng đối với Tập đoàn NGCP – có 40% vốn Trung Quốc – vào việc xây dựng màng lưới điện toàn quốc của Philippines. Theo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, thì tập đoàn này đã có nhiều đóng góp quan trọng, và Manila phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tập đoàn đó.
Tranh cãi đã nẩy sinh từ hôm thứ Tư, 25/02 khi Bộ Năng lượng Philippines loan báo là sẽ chấm dứt công việc của số cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đang làm việc trong hệ thống điện toàn quốc, vì những lý do đặc biệt về an ninh quốc gia.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Jericho Petilla xác nhận là 16 kỹ thuật viên Trung Quốc đang công tác tại Tập đoàn Lưới điện Quốc gia Philippines NGCP sẽ không được triển hạn visa vào tháng 7 tới đây và sẽ phải hồi hương.
Là một công ty tư nhân Philippines, NGCP có tới 40% phần hùn đến từ Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc, tập đoàn quốc doanh đang quản lý hệ thống phân phối điện tại Trung Quốc.
Khi được hỏi là phải chăng vấn đề an ninh quốc gia bị đe dọa đã khiến cho chính quyền Manila quyết định như trên, vị Bộ trưởng Philippines đã xác nhận rằng vấn đề đó « hiển nhiên là một mối quan tâm ».
Đối với chính quyền Manila, màng lưới điện quốc gia Philippines phải do chính người Philippines điều hành và người Philippines hiện có đủ năng lực chuyên môn để đảm trách phần việc do người Trung Quốc thực hiện.
Ngoài lý do an ninh nói trên, một số nhà quan sát đã gắn liền quyết định không cho chuyên gia Trung Quốc tiếp tục làm việc trong màng lưới điện quốc gia Philippines với hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.
Các hành vi lấn lướt của Trung Quốc nhắm vào Philippines trong những năm gần đây, từ vụ giành quyền kiểm soát thực tế trên bãi cạn Scarborough Shoal, cho đến vụ phong tỏa đường tiếp tế cho lính Philippines đồn trú trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), đã làm quan hệ song phương xấu hẳn đi.
Theo báo chí Philippines, hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Philippines cũng thừa nhận rằng tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã tạo nên mối quan ngại về sự có mặt của chuyên gia Trung Quốc trong một tập đoàn chiến lược như tập đoàn lưới điện NGCP.
Sri Lanka cấm tàu ngầm Trung Quốc neo đậu tại nước này
Ngoại trưởng Sri Lanka Mangala Samaraweera gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh - Reuters
Trong
một hành động có lẽ là nhằm đáp lại mối quan ngại của Ấn Độ, chính phủ
mới của Sri Lanka tuyên bố sẽ không cho phép tàu ngầm Trung Quốc neo
đậu tại các hải cảng của nước này.
Tại một cuộc họp báo hôm qua, 28/02/2015, Ngoại trưởng Sri Lanka Mangala Samaraweera tuyên bố : « Tôi
không biết trong hoàn cảnh nào mà một số tàu ngầm ( Trung Quốc ) đã đến
neo đậu ở cảng Colombo đúng vào ngày Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến
thăm Sri Lanka ».
Đây là lần đầu tiên chính quyền Sri Lanka tiết lộ vụ tàu ngầm Trung Quốc neo đậu đúng vào thời điểm chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nhật vào tháng 9 năm ngoái, lúc mà Tổng thống Mahinda Rajapaksa còn cầm quyền. Ngoại trưởng Mangala Samaraweera khẳng định là họ sẽ bảo đảm không tái diễn những vụ tương tự.
Ngoại trưởng Sri Lanka tuyên bố như trên sau khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Trong cuộc hội đàm này, ông Samaraweera cũng đã thảo luận với phía Trung Quốc về mục tiêu của chính phủ mới muốn Sri Lanka theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng hơn.
Theo các nhà phân tích việc tàu ngầm Trung Quốc neo đậu tại Sri Lanka đúng vào thời điểm chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật có thể có một ý nghĩa nào đó, do quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông.
Gần đây, Ấn Độ cũng đã bày tỏ mối quan ngại về sự hiện diện của các tàu ngầm Trung Quốc tại các hải cảng của Sri Lanka.
Về phần Bắc Kinh thì thanh minh rằng việc neo đậu tàu ngầm tại Sri Lanka không có gì là « bất thường », vì theo thông lệ quốc t ế, các chiến hạm có thể dừng lại ở các hải cảng ngoại quốc để được lấy nhiên liệu. Họ khẳng định các tàu ngầm nói trên là thuộc hạm đội Trung Quốc được triển khai trong khuôn khổ các chiến dịch chống hải tặc ở vùng Vịnh Aden.
Đây là lần đầu tiên chính quyền Sri Lanka tiết lộ vụ tàu ngầm Trung Quốc neo đậu đúng vào thời điểm chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nhật vào tháng 9 năm ngoái, lúc mà Tổng thống Mahinda Rajapaksa còn cầm quyền. Ngoại trưởng Mangala Samaraweera khẳng định là họ sẽ bảo đảm không tái diễn những vụ tương tự.
Ngoại trưởng Sri Lanka tuyên bố như trên sau khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Trong cuộc hội đàm này, ông Samaraweera cũng đã thảo luận với phía Trung Quốc về mục tiêu của chính phủ mới muốn Sri Lanka theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng hơn.
Theo các nhà phân tích việc tàu ngầm Trung Quốc neo đậu tại Sri Lanka đúng vào thời điểm chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật có thể có một ý nghĩa nào đó, do quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông.
Gần đây, Ấn Độ cũng đã bày tỏ mối quan ngại về sự hiện diện của các tàu ngầm Trung Quốc tại các hải cảng của Sri Lanka.
Về phần Bắc Kinh thì thanh minh rằng việc neo đậu tàu ngầm tại Sri Lanka không có gì là « bất thường », vì theo thông lệ quốc t ế, các chiến hạm có thể dừng lại ở các hải cảng ngoại quốc để được lấy nhiên liệu. Họ khẳng định các tàu ngầm nói trên là thuộc hạm đội Trung Quốc được triển khai trong khuôn khổ các chiến dịch chống hải tặc ở vùng Vịnh Aden.
Hồng Kông : Biểu tình chống dân Trung Quốc vơ vét hàng
Dân Hồng Kông biểu tình phản đối hiện tượng ngưởi Trung Quốc vơ vét hàng - Reuters
Hôm nay, 01/03/2015, cảnh sát
Hồng Kông đã phải dùng hơi cay để giải tán một vụ đụng độ giữa những
người biểu tình với những người mua sắm từ Hoa lục và dân từ một thị
trấn biên giới Trung Quốc - Hồng Kông.
Theo hãng tin AP, cuộc biểu tình
hôm nay (01/03/2015) là cuộc biểu tình mới nhất phản đối làn sóng người
mua sắm từ Trung Quốc, trong đó nhiều người mua vơ vét hàng đến mức làm
xáo trộn nền kinh tế Hồng Kông.
Những người biểu tình đã tuần hành đến một khu vực có hàng chục cửa hàng thuốc tây bán chuyên bán sữa bột cho khách từ Hoa lục. Đụng độ đã xẩy ra giữa người biểu tình Hồng Kông với dân làng Trung Quốc, khiến cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và câu lưu một số người.
Vì sợ lộn xộn, cho nên nhiều cửa hàng ở khu này đã đóng cửa hôm nay trước khi diễn ra biểu tình. Trên đường phố, du khách Trung Quốc cũng ít hơn thường lệ.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra ít nhất hai cuộc biểu tình khác phản đối người mua sắm từ Trung Quốc, trong đó có một vụ xảy ra trong một thương xá.
Dân Trung Quốc sang Hồng Kông du lịch thường nhân dịp này mua rất nhiều hàng, đặc biệt là mỹ phẩm, thuốc tây và xa xỉ phẩm, vì thứ nhất là bảo đảm không sợ hàng giả, thứ hai là giá ở Hồng Kông rẻ hơn. Những hàng này được đem về Trung Quốc để bán lấy lời.
Những người biểu tình đã tuần hành đến một khu vực có hàng chục cửa hàng thuốc tây bán chuyên bán sữa bột cho khách từ Hoa lục. Đụng độ đã xẩy ra giữa người biểu tình Hồng Kông với dân làng Trung Quốc, khiến cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và câu lưu một số người.
Vì sợ lộn xộn, cho nên nhiều cửa hàng ở khu này đã đóng cửa hôm nay trước khi diễn ra biểu tình. Trên đường phố, du khách Trung Quốc cũng ít hơn thường lệ.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra ít nhất hai cuộc biểu tình khác phản đối người mua sắm từ Trung Quốc, trong đó có một vụ xảy ra trong một thương xá.
Dân Trung Quốc sang Hồng Kông du lịch thường nhân dịp này mua rất nhiều hàng, đặc biệt là mỹ phẩm, thuốc tây và xa xỉ phẩm, vì thứ nhất là bảo đảm không sợ hàng giả, thứ hai là giá ở Hồng Kông rẻ hơn. Những hàng này được đem về Trung Quốc để bán lấy lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm