Mỹ bỏ lệnh cấm nhập hàng Miến Điện
May cờ Mỹ, một cửa hiệu nhỏ ở Rangoon, 16/11/2012.
REUTERS/Minzayar
Để khuyến khích tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện, một
quốc gia có truyền thống thân Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo xóa bỏ hầu
hết lệnh cấm nhập hàng hóa của Miến Điện. Quyết định trên được đưa ra
vài ngày trước chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Barack Obama.
Ngày 16/11/2012 chính phủ Mỹ thông báo bãi bỏ lệnh cấm vận đối
với hàng nhập từ Miến Điện vào thị trường Hoa Kỳ vốn đã được áp dụng từ
năm 2003. Tuy nhiên, thông cáo chung của Bộ Thương mại và Ngoại giao
nhấn mạnh quyết định trên không liên quan đến các dịch vụ mua bán đá
quý, do lĩnh vực này vẫn bị coi là nguyên nhân chính gây ra tham nhũng
và bạo lực tại Miến Điện.
Vào lúc tổng thống Barack Obama, vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm Miến Điện vào ngày 19/11/2012, đây là hình thức để Washington khuyến khích chính quyền Naypyidaw tiếp tục đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa đất nước. Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn quan ngại trước nạn tham nhũng tại quốc gia Đông Nam Á này, cũng như về ảnh hưởng của các tướng lãnh đối với đời sống chính trị và kinh tế của Miến Điện. Cuối cùng, Mỹ tiếp tục kêu gọi Miến Điện trả tự do cho tất cả các tù chính trị.
Thông tín viên của đài RFI từ Washington, Jean-Louis Pourtet, gửi về bài tường trình :
« Để hoan nghênh tiến trình dân chủ của Miến Điện, Naypyidaw nhận được một lúc hai món quà. Trước hết là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm chính thức viếng thăm quốc gia Đông Nam Á này và kế tiếp là Mỹ bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của Miến Điện, trừ đá quý.
Hai món quà nói trên của Washington nhằm khen thưởng chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và liên tục tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ. Cách nay không lâu, tổng thống Barack Obama đã tiếp lãnh đạo đối lập Miến Điện tại Nhà Trắng, lần này ông sẽ đến thăm bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon.
Tuy nhiên, Miến Điện còn phải tiếp tục nỗ lực trong việc bài trừ tham nhũng, cũng như phải tiếp tục cải thiện nhân quyền. Chính vì thế bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen để trừng phạt kinh tế 7 tập đoàn của Miến Điện.
Mục tiêu của tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Miến Điện lần này là nhằm nhấn mạnh đến một trong những thành quả ngoại giao ông đã đạt được trong nhiệm kỳ : đó là thuyết phục được một chính quyền dân chủ hóa đất nước. Cách nay không bao lâu chính quyền đó còn nằm trong tay các tướng lãnh quân sự và gương mặt đối lập hàng đầu là bà Aung San Suu Kyi thì đã liên tục bị quản thúc tại gia.
Chuyến viếng thăm Miến Điện của ông Obama cũng nằm trong khuôn khổ chính sách ngoại giao hướng về châu Á của Hoa Kỳ. Washington muốn đóng một vai trò đối trọng trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh tại khu vực này ».
Trước đây Hoa Kỳ đã xóa bỏ lệnh cấm đầu tư vào thị trường Miến Điện, kể cả đối với những lãnh vực được coi là nhậy cảm như dầu hỏa và khí đốt. Tháng 7/2011, lần đầu tiên từ 22 năm qua, Washington cử đại sứ Mỹ tại Miến Điện. Một số các nhà bảo vệ nhân quyền chỉ trích tổng thống Obama quá vội vàng trong việc sưởi ấm quan hệ với chính quyền Naypyidaw. Nhưng các dân biểu Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều tán đồng chính sách của Nhà Trắng. Từ năm 2009, Barack Obama đã chủ trương đối thoại với tập đoàn quân sự Miến Điện với hy vọng thuyết phục giới tướng lãnh cầm quyền nhanh chóng tiến hành cải tổ theo con đường dân chủ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vào hôm nay, 16/11/2012
đã đến Siem Reap họp với các đồng nhiệm Đông Nam Á sau khi đi thăm Thái
Lan. Tại Cam Bốt, người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ vừa tái khẳng
định quyết tâm của Washington là sẽ trụ lại lâu dài ở vùng Châu Á -Thái
Bình Dương, vừa cho biết thêm chi tiết về màng lưới quan hệ quân sự đang
được Mỹ củng cố và mở rộng trong vùng Đông Nam Á để nâng cao vị thế Hoa
Kỳ trong một khu vực đang bị Trung Quốc thu hút.
Vào lúc tổng thống Barack Obama, vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm Miến Điện vào ngày 19/11/2012, đây là hình thức để Washington khuyến khích chính quyền Naypyidaw tiếp tục đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa đất nước. Dù vậy, Hoa Kỳ vẫn quan ngại trước nạn tham nhũng tại quốc gia Đông Nam Á này, cũng như về ảnh hưởng của các tướng lãnh đối với đời sống chính trị và kinh tế của Miến Điện. Cuối cùng, Mỹ tiếp tục kêu gọi Miến Điện trả tự do cho tất cả các tù chính trị.
Thông tín viên của đài RFI từ Washington, Jean-Louis Pourtet, gửi về bài tường trình :
« Để hoan nghênh tiến trình dân chủ của Miến Điện, Naypyidaw nhận được một lúc hai món quà. Trước hết là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm chính thức viếng thăm quốc gia Đông Nam Á này và kế tiếp là Mỹ bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của Miến Điện, trừ đá quý.
Hai món quà nói trên của Washington nhằm khen thưởng chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và liên tục tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ. Cách nay không lâu, tổng thống Barack Obama đã tiếp lãnh đạo đối lập Miến Điện tại Nhà Trắng, lần này ông sẽ đến thăm bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon.
Tuy nhiên, Miến Điện còn phải tiếp tục nỗ lực trong việc bài trừ tham nhũng, cũng như phải tiếp tục cải thiện nhân quyền. Chính vì thế bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen để trừng phạt kinh tế 7 tập đoàn của Miến Điện.
Mục tiêu của tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Miến Điện lần này là nhằm nhấn mạnh đến một trong những thành quả ngoại giao ông đã đạt được trong nhiệm kỳ : đó là thuyết phục được một chính quyền dân chủ hóa đất nước. Cách nay không bao lâu chính quyền đó còn nằm trong tay các tướng lãnh quân sự và gương mặt đối lập hàng đầu là bà Aung San Suu Kyi thì đã liên tục bị quản thúc tại gia.
Chuyến viếng thăm Miến Điện của ông Obama cũng nằm trong khuôn khổ chính sách ngoại giao hướng về châu Á của Hoa Kỳ. Washington muốn đóng một vai trò đối trọng trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh tại khu vực này ».
Trước đây Hoa Kỳ đã xóa bỏ lệnh cấm đầu tư vào thị trường Miến Điện, kể cả đối với những lãnh vực được coi là nhậy cảm như dầu hỏa và khí đốt. Tháng 7/2011, lần đầu tiên từ 22 năm qua, Washington cử đại sứ Mỹ tại Miến Điện. Một số các nhà bảo vệ nhân quyền chỉ trích tổng thống Obama quá vội vàng trong việc sưởi ấm quan hệ với chính quyền Naypyidaw. Nhưng các dân biểu Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều tán đồng chính sách của Nhà Trắng. Từ năm 2009, Barack Obama đã chủ trương đối thoại với tập đoàn quân sự Miến Điện với hy vọng thuyết phục giới tướng lãnh cầm quyền nhanh chóng tiến hành cải tổ theo con đường dân chủ.
Hoa Kỳ gắn thêm Miến Điện vào tiến trình trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự
Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (trái) và người đồng nhiệm Cam Bốt
Tea Banh trong cuộc họp báo tại Siem Reap ngày 16/11/2012.
REUTERS/Saul Loeb/Pool
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vào hôm nay, 16/11/2012
đã đến Siem Reap họp với các đồng nhiệm Đông Nam Á sau khi đi thăm Thái
Lan. Tại Cam Bốt, người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ vừa tái khẳng
định quyết tâm của Washington là sẽ trụ lại lâu dài ở vùng Châu Á -Thái
Bình Dương, vừa cho biết thêm chi tiết về màng lưới quan hệ quân sự đang
được Mỹ củng cố và mở rộng trong vùng Đông Nam Á để nâng cao vị thế Hoa
Kỳ trong một khu vực đang bị Trung Quốc thu hút.
Phát biểu với các nhà báo sau cuộc họp với các Bộ trưởng Quốc phòng thuộc 10 nước ASEAN, ông Panetta cho biết : «
Thông điệp mà tôi đã truyền đạt trong chuyến thăm này là chiến lược
‘tái cân bằng’ của Mỹ qua vùng Châu Á-Thái Bình Dương là điều có thật,
bền vững, và sẽ tiếp diễn trong một thời gian dài ».
Một trong những thành tố quan trọng của chiến lược đó là vùng Đông Nam Á và ông Panetta xác nhận là Hoa Kỳ đang thắt chặt quan hệ quân sự với các đồng minh trong khu vực, sẽ mở rộng quy mô cũng như gia tăng số lượng các cuộc tập trận với các đối tác trong khối ASEAN.
Yếu tố mới nhất và được chú ý nhất trong chiến lược có thể gọi là "đan lưới" quân sự của Mỹ tại vùng Đông Nam Á có lẽ là việc Hoa Kỳ đang từng bước tái lập quan hệ với quân đội Miến Điện, mà cho đến gần đây còn bị Washington cô lập và tẩy chay nghiêm ngặt.
Lầu Năm Góc đang xem xét việc khôi phục quan hệ quân sự với Miến Điện, bước đầu là hợp tác trong những cuộc thao diễn mang tính chất phi sát thương như y tế, giáo dục và cứu trợ thiên tai.
Theo một quan chức cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ - xin được giấu tên – thì vào thời gian đầu, công cuộc hợp tác quân sự với Miến Điện sẽ có « phạm vi giới hạn », nhưng sẽ được « phát triển theo thời điểm thích ứng ». Lý do, theo quan chức này, là vì Hoa Kỳ cần thấy rõ các bước cải tổ cụ thể và liên tục tại Miến Điện.
Hành động cụ thể đầu tiên mà Lầu Năm Góc thực hiện theo hướng mở rộng quan hệ về phía quân đội Miến Điện là việc mời nước này đến quan sát cuộc tập trận thường niên Cobra Gold do Mỹ tổ chức tại Thái Lan. Đây là cuộc thao diễn quân sự lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tập hợp hàng ngàn binh lính Mỹ, Thái Lan và nhiều nước khác.
Cho đến nay, có thể nói là màng lưới quan hệ quân sự của Mỹ hầu như đã tỏa khắp vùng Đông Nam Á, chỉ còn một vài điểm trống trong đó có Miến Điện. Với kế hoạch thắt chặt liên lạc với Miến Điện đang được xúc tiến, Hoa Kỳ đang lấp đầy khoảng thiếu vắng đó, một động thái không khỏi làm cho Trung Quốc quan ngại. Lý do là vì cho đến gần đây, Miến Điện được xem là một nước hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, Andrew Scobell, chuyên gia tại trung tâm tham vấn RAND Corporation của Mỹ nhận định : « Nhìn từ Trung Quốc, việc tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ-Miến Điện mang ý nghĩa rất hệ trọng, vì lẽ Miến Điện là một trong vài nước láng giềng mà Bắc Kinh đã hầu như có độc quyền quan hệ quân sự, kinh tế, và ngoại giao ».
Đối với ông Scobell, với việc quan hệ hữu nghị Mỹ - Miến Điện đang tiến triển mạnh mẽ, « các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tin chắc rằng họ đang bị Hoa Kỳ lấn lướt tại một nơi khác trong vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh ».
Mối ưu tư kể trên sẽ cộng thêm vào các quan ngại của Trung Quốc trước việc Hoa Kỳ đang thúc đẩy một giải pháp hòa bình đa phương cho cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với tất cả các láng giềng có chung vùng biển với họ, trong đó có Biển Đông.
Một trong những thành tố quan trọng của chiến lược đó là vùng Đông Nam Á và ông Panetta xác nhận là Hoa Kỳ đang thắt chặt quan hệ quân sự với các đồng minh trong khu vực, sẽ mở rộng quy mô cũng như gia tăng số lượng các cuộc tập trận với các đối tác trong khối ASEAN.
Yếu tố mới nhất và được chú ý nhất trong chiến lược có thể gọi là "đan lưới" quân sự của Mỹ tại vùng Đông Nam Á có lẽ là việc Hoa Kỳ đang từng bước tái lập quan hệ với quân đội Miến Điện, mà cho đến gần đây còn bị Washington cô lập và tẩy chay nghiêm ngặt.
Lầu Năm Góc đang xem xét việc khôi phục quan hệ quân sự với Miến Điện, bước đầu là hợp tác trong những cuộc thao diễn mang tính chất phi sát thương như y tế, giáo dục và cứu trợ thiên tai.
Theo một quan chức cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ - xin được giấu tên – thì vào thời gian đầu, công cuộc hợp tác quân sự với Miến Điện sẽ có « phạm vi giới hạn », nhưng sẽ được « phát triển theo thời điểm thích ứng ». Lý do, theo quan chức này, là vì Hoa Kỳ cần thấy rõ các bước cải tổ cụ thể và liên tục tại Miến Điện.
Hành động cụ thể đầu tiên mà Lầu Năm Góc thực hiện theo hướng mở rộng quan hệ về phía quân đội Miến Điện là việc mời nước này đến quan sát cuộc tập trận thường niên Cobra Gold do Mỹ tổ chức tại Thái Lan. Đây là cuộc thao diễn quân sự lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tập hợp hàng ngàn binh lính Mỹ, Thái Lan và nhiều nước khác.
Cho đến nay, có thể nói là màng lưới quan hệ quân sự của Mỹ hầu như đã tỏa khắp vùng Đông Nam Á, chỉ còn một vài điểm trống trong đó có Miến Điện. Với kế hoạch thắt chặt liên lạc với Miến Điện đang được xúc tiến, Hoa Kỳ đang lấp đầy khoảng thiếu vắng đó, một động thái không khỏi làm cho Trung Quốc quan ngại. Lý do là vì cho đến gần đây, Miến Điện được xem là một nước hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, Andrew Scobell, chuyên gia tại trung tâm tham vấn RAND Corporation của Mỹ nhận định : « Nhìn từ Trung Quốc, việc tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ-Miến Điện mang ý nghĩa rất hệ trọng, vì lẽ Miến Điện là một trong vài nước láng giềng mà Bắc Kinh đã hầu như có độc quyền quan hệ quân sự, kinh tế, và ngoại giao ».
Đối với ông Scobell, với việc quan hệ hữu nghị Mỹ - Miến Điện đang tiến triển mạnh mẽ, « các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tin chắc rằng họ đang bị Hoa Kỳ lấn lướt tại một nơi khác trong vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh ».
Mối ưu tư kể trên sẽ cộng thêm vào các quan ngại của Trung Quốc trước việc Hoa Kỳ đang thúc đẩy một giải pháp hòa bình đa phương cho cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với tất cả các láng giềng có chung vùng biển với họ, trong đó có Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm