Chuyện quê nhà: "Phục vụ kém, Hà Nội không có văn hóa tiền
"bo"!"
|
Tác Giả: Giaoduc.net
|
Thứ Tư, 29 Tháng 8 Năm 2012 08:08
|
Thời nay khách hàng
là nữ hoàng, nhân viên là thượng đế
Cali Today News – Ai
đã từng đến Hà Nội đều ngán ngẫm với thái độ phục vụ của các nhân viên tại
các hàng quán, nhà hàng. Họ đánh giá khách hàng qua vẻ bề ngoài và qua đó
thay đổi cung cách phục vụ theo mức độ sang trọng của quần áo, xe cộ của
khách hàng. Bài viết này được trích đăng từ Giaoduc.net nói lên suy nghĩ và
sự so sánh của một chủ nhân người Hà Nội về văn hóa phục vụ của các nhân viên
ở Hà Nội và Sài Gòn. Mời quý vị theo dõi để thấy được sự khác biệt này.
"Những người
làm nghề phục vụ ở Hà Nội họ không coi đó là một nghề. Trong suy nghĩ, họ
luôn thấy nhục vì phải phục vụ người khác...", anh H. nhận định.
Trước nhiều ý kiến
của khách hàng phản ứng về văn hóa phục vụ kiểu "bún mắng, cháo
chửi" hay chặt chém của nhiều nhà hàng, quán ăn của Hà Nội, chia sẻ với
chúng tôi, anh T.Q.H (ông chủ của chuỗi nhà hàng từ Bắc vào Nam khá nổi tiếng
hiện nay) thừa nhận: "Ở Hà Nội, nhân viên đi làm trong các nhà hàng
không bao giờ coi đó là một nghề mà người ta chỉ coi đó là một việc làm tạm
thời, làm thêm. Việc phục vụ người khác là một việc gì đó họ cho là nhục nên
không bao giờ bỏ qua được cái sĩ diện cá nhân hết lòng với khách, chăm sóc
khách của nhà hàng như khách của mình.
Mong muốn chia sẻ
quan điểm của mình nhưng anh H. xin giấu tên với lý do, đôi khi nhà hàng của
anh cũng để xảy ra nhiều thiếu sót với khách.
Thời nay khách hàng
là nữ hoàng, nhân viên là thượng đế
Nhiều năm bôn ba
khắp nơi để tìm hiểu về việc kinh doanh nhà hàng, anh H. chia sẻ “nhiều người
nghĩ kinh doanh nhà hàng đơn giản chỉ cần nấu những món ăn ngon thôi. Nhưng
không phải như vậy, khách hàng đến nhà hàng là để hưởng cả dịch vụ của chính
nhà hàng mang lại nữa”.
“Tôi thường trò
chuyện với nhân viên của mình là coi khách hàng như nữ hoàng. Câu "khách
hàng là thượng đế" chỉ đúng với ngày xưa thôi. Thời bây giờ, mọi khách
hàng đều là nữ hoàng và chính nhân viên là thượng đế. Nhân viên là người
quyết định, mời chào khách lần sau có muốn quay lại nữa hay không. Nếu nhân
viên làm tồi thì khách sẽ chẳng bao giờ quay lại nhà hàng của mình lần thứ
hai. Tôi phải dạy nhân viên nghĩ rằng khách hàng mới chính là người trả lương
cho mình chứ không phải là ông chủ nhà hàng trả lương cho mình” – anh H. tâm
sự.
Trao đổi về chuyện
“bún mắng, cháo chửi” anh H. cho rằng, đôi khi khách hàng cũng có cái sai
nhưng trong mọi tình huống mình luôn nhận cái sai về mình thì khách sẽ nể.
Sau khi xem clip hành hung khách của nhà hàng Sen Việt, trong lòng anh H.
thấy buồn vì cách cư xử “lạ” như vậy.
“Nếu là tôi, trước
tiên tôi phải sa thải ngay quản lý và các nhân viên đó, trực tiếp xin lỗi
khách hàng đó cũng như tất cả các khách hàng đã đến với nhà hàng và xin được
một cơ hội làm lại. Tôi không ngần ngại lên tiếng xin một cơ hội được sửa
sai, được phục vụ khách. Đối với ngành phục vụ, câu xin lỗi luôn ở cửa
miệng”.
Trước khi quyết định
mở một nhà hàng cho mình, bản thân anh H. cũng đã từng trải qua rất nhiều
nghề từ đầu bếp, phụ bàn ở trong nước và cả nước ngoài. Anh chỉ muốn tìm cho
mình một kinh nghiệm làm giàu. Kinh nghiệm đó với anh chính là một phong cách
phục vụ tốt nhất.
Vì sao Hà
Nội thiếu văn hóa “bo”
Ở Hà Nội, nhân viên
đi làm trong các nhà hàng không bao giờ coi đó là một nghề mà người ta chỉ
coi đó là một việc làm tạm thời, làm thêm. Việc phục vụ người khác là một
việc gì đó họ cho là nhục nên không bao giờ bỏ qua được cái sĩ diện cá nhân
hết lòng với khách, chăm sóc khách của nhà hàng như khách của mình.
Nhưng ngược lại, ở
Sài Gòn, làm phục vụ trong nhà hàng, quán café người ta coi đó là một nghề
kiếm cơm, mang lại cuộc sống cho họ nên họ làm nhiệt tình. Họ chăm sóc khách
hàng như khách của chính gia đình mình vậy.
Anh H. nhớ “tôi đã
từng đi dép lê, mặc quần áo lếch thếch vào một nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn
nhưng tôi không hề bị đối xử như một người không có tiền. Một cốc café chỉ 20
nghìn đồng tôi vẫn được chăm sóc không khác gì những người ăn mặc đồ hiệu
sang trọng.
Nước đá, nước trà họ
luôn mang tới dù mình không gọi. Chính vì cách phục vụ như thế mà ở Sài Gòn
có văn hóa "bo" (hay boa là tiền tip, tiền thưởng thêm cho nhân
viên để tỏ sự hài lòng của khách về việc được phục vụ chu đáo). Đến nơi mình
được phục vụ, được chăm sóc như người nhà thì lần sau không ai nỡ từ chối
không đến lần hai và không ai tiếc một chút tiền tặng lại cho nhân viên đó
cả”.
Còn ở Hà Nội thì
khác, khách nào mặc một chiếc áo cũ kỹ, dép lê vào nhà hàng sang trọng khách
sẽ bị nhân viên mắt tròn mắt dẹt nhìn bạn cho đến khi khách ngồi vào bàn.
Thậm chí, người ta còn chẳng thiết tha gì chăm sóc nước non, mời khách. Bởi
họ sợ khách đó không có tiền. Trong thâm tâm của những người đó nhà hàng phân
chia đẳng cấp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu và nơi này chỉ dành cho những
người thượng lưu.
Một người đi xe đạp
và một người đi xe SH cùng vào quán cà phê ở Hà Nội, chắc chắn từ nhân viên
bảo vệ cho đến nhân viên lễ tân đều nhiệt tình mời gọi người đi xe SH. Khách
đi xe đạp thì tự dắt xe vào chỗ nào đó. Bảo vệ cũng không đón xe từ ngoài.
Anh H. cho rằng
khách đến nhà hàng cũng như khách đến chính nhà của chúng ta. “Nếu chúng ta
tiếp khách nhiệt tình, cởi mở thì lần sau người ta sẽ ghé lại thăm chúng ta
lần nữa và sẽ có quà. Khách đến chúng ta kiêu ngạo, lạnh lùng thì không bao
giờ người ta đến lần thứ hai. Đó là phương châm kinh doanh của tôi. Tôi cố
gắng dạy cho nhân viên của mình học được phong cách đó”, anh H kết luận.
|
Công nhận đúng , Văn hóa phục vụ kém xa SG. Bống bị chửi nhiều ở HN
Trả lờiXóaNếu có dịp dzìa ,chắc Ròm chỉ ở trong Nam thôi chứ hổng có tò mò mà ra ngoải đâu hehehe
Trả lờiXóa