Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Bớ ngừ ta ,xem "Cưỡng hiếp tiếng Việt" kà

Cưỡng hiếp tiếng Việt

Bác Trần Hữu Dũng – người thực hiện trang web viet-studies.info – một trong những trang web rất đáng bỏ thời gian để xem qua mỗi ngày - vừa đề nghị mọi người hỗ trợ bác thực hiện “Từ điển Ngôn ngữ của Đảng CSVN”. 

Theo bác Dũng, sở dĩ bác muốn thực hiện bộ từ điển đó, vì bác không may sống xa tổ quốc”, nhiều lúc bác hơi ngỡ ngàng về ngôn ngữ thường dùng của Đảng, hoặc những cán bộ cao cấp của Đảng (bởi chúng có những nghĩa khác với nghĩa mà bác đã biết). 

Một bộ từ điển như bác Dũng mong có là điều hết sức chính đáng nên sau khi đọc được lời kêu gọi của bác Dũng, mình có ý định giúp bác và những người như bác. 

Tuy nhiên, sau khi thử làm 15 mục từ mà bác Dũng đã tập hợp, liệt kê, dự định tìm nghĩa để đưa vào cuốn từ điển, mình chợt nhận ra rằng, cách đảng, nhà nước, chính phủ sử dụng từ ngữ - lý do khiến bác Dũng cảm thấy cần soạn từ điển riêng - chính là một lối “cưỡng hiếp tiếng Việt”. 

Hóa ra, giúp bác Dũng sẽ không chỉ là hỗ trợ một ý tưởng độc đáo mà còn là cách để nhận ra rằng, tiếng mẹ đẻ đang bị cưỡng hiếp như thế nào.

Dưới đây là một số mục từ mà mình vừa thử định nghĩa. Xem xong, nếu hứng thú, các bạn nên vào viet-studies.info, phụ bác Dũng một tay…

*

“Bao cao su”: Không còn nghĩa là phương tiện dùng để ngừa thai hay hỗ trợ thực hiện tình dục an toàn. Đây là khái niệm mới, đề cập đến một loại chứng cứ, hỗ trợ nỗ lực tạm giam những cá nhân mà chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam muốn đem đi “cất”, song các cơ quan thực thi pháp luật của họ lại chưa tìm đủ chứng cứ hợp pháp. Căn cứ vào diễn biến thực tế trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, cụm từ này chỉ nên dùng với nghĩa vừa kể, khi nó có thêm yếu tố “đã qua sử dụng”. Ngoài ra cần bỏ trong ngoặc kép để tránh lầm lẫn với nghĩa thường dùng.

Bộ phận không nhỏ: Có nghĩa là đại đa số, gần như tất cả. Một kiểu uyển ngữ không cần thiết. không nên dùng vì ai cũng biết là không thật.

Cơ quan chức năng: Một cụm từ rất khó xác lập ngữ nghĩa chính xác, do người dùng không cho rằng “chức năng” tương đồng với “trách nhiệm”. Tạm mô tả đó là những cơ quan khi cần thì không có và lúc có thì không thấy cần.

Điên cuồng chống phá: Thường là nói, đôi khi là thực hiện một số hành vi ôn hòa dù đã được Hiến pháp minh định, rằng đó là quyền của mọi công dân nhưng lại làm Đảng, Nhà nước nổi điên. 

Đối tượng xấu: Là những người không xấu như nguyên nghĩa của từ “xấu” trong Việt ngữ nhưng bị những kẻ thực sự xấu sợ và ghét.

Kẻ xấu: Xem mục “Đối tượng xấu”.

Kích động chống phá: Nói hoặc viết công khai những điều nhiều người nghĩ, nhiều người muốn.

Khiếu kiện nhiều (đông) người: Cụm từ chỉ hệ quả của việc khiếu nại, tố cáo, thưa kiện của một hoặc của một ít người nhưng không đem lại kết quả mà họ mong đợi. 

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Tên gọi loại quái thai được lai ghép giữa tinh trùng “kinh tế thị trường” và trứng “định hướng xã hội chủ nghĩa”, trái các lý thuyết và kết quả thực nghiệm mà nhân loại đã biết. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, loại quái thai này gia tăng bất công, đói nghèo, đẩy nhanh tiến trình phân hóa xã hội, thúc đẩy các yếu tố tiêu cực di chuyển nhanh đến cực đại. Cũng vì vậy, thí nghiệm không được công nhận, ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thí nghiệm vẫn được ca ngợi là bằng chứng của “đổi mới”, “sáng tạo”. 

Nghiêm: Tuy chỉ một từ nhưng có giá trị như một thành ngữ, dùng để diễn đạt chuyện chỉ nói rất nghiêm, còn khi làm thì có thể… nghỉ hoặc… nằm. 

Phản động: Thường được dùng để chỉ những người bày tỏ những mong muốn chính đáng nhưng điều họ nói là chuyện chính quyền không muốn nghe, hoặc điều họ làm là chuyện chính quyền không muốn thấy. 

Thành phần xấu: Xem mục “Đối tượng xấu”.

Tụ họp đông người: Một khái niệm, tuy là sự thóa mạ điều 69 của Hiến pháp 1992 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật) nhưng vẫn được chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam tán thưởng bằng Nghị định số 38/2005/NĐ-CP.

Xúi giục: Đề nghị thay đổi hoặc đề nghị nên làm những điều rất cần phải làm.

Xuyên tạc tình hình: Kể những sự thật mình biết cho nhiều người cùng biết. Nếu vừa kể, vừa đưa thêm nhận định cá nhân thì là “Kích động chống phá”. Xem thêm “Kích động chống phá”.
 


Dong Phung Viet - Mình thử định nghĩa thêm về một số từ mà đảng, nhà nước hay dùng theo gợi ý biên soạn “Từ điển ngôn ngữ của Đảng CSVN”, từ bác Trần Hữu Dũng.

Biểu tình: Từ chưa được nhìn nhận. Muốn diễn đạt việc cùng nhau biểu tỏ tình cảm, sự quan tâm về một vấn đề nào đó, xem “Tụ họp đông người”.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Nhân danh “cách mạng” nói hay làm những điều mà một người bình thường không bao giờ dám vì sợ chuốc tiếng nhơ. Ví dụ cho dễ hình dung về một “điển hình” của “chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, trước những thắc mắc về trách nhiệm và gợi ý từ chức, ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng, tuyên bố, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ ưu - khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của ông. Đảng của ông là đảng cầm quyền, đảng đã phân công ông tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm... 

Cưỡng chế: Công khai, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản theo giấy phép.

“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”: Ba khái niệm này được xỏ thành một xâu, đính kèm vào quốc hiệu hiện nay của Việt Nam. Căn cứ vào thực tế sử dụng thì cả chuỗi từ gồm ba khái niệm này có nghĩa là: Còn lâu, đừng tưởng bở! 

Đồng chí X: Thành ngữ mới. Trong thành ngữ này, “X” không còn mang nghĩa là ẩn số, nó ngụ ý đó là một nhân vật mà cả người nói lẫn người nghe cùng biết là ai, cùng hiểu nhân vật sai như thế nào và xấu ra sao. Tuy nhiên vì vẫn cùng lợi ích (đồng chí) nên người nói không thể nêu tên, hay phê phán, hoặc muốn làm gì đó để ngăn cái sai, trị cái xấu. Một vài nghiên cứu về “từ nguyên” (nguồn gốc từ) lý giải thêm cho cách dung thành ngữ “Đồng chí X”, theo đó, hàm ý của người nói là: Tôi/chúng tôi biết y sai, biết y xấu nhưng y cùng một nhóm với tôi/chúng tôi, lợi ích của y cũng là lợi ích của tôi/chúng tôi, nên tôi/chúng tôi sẽ không có hành động nào cả. Hướng dẫn trước khi dùng, không nên sử dụng thành ngữ này nếu trong nhận thức của bạn, yếu tố “X” ám chỉ một người tốt và bạn - người dung thành ngữ thuộc về một nhóm tử tế, không phải là lưu manh chuyên nghiệp. 

Lập trường tư tưởng: Cách diễn đạt khát vọng về quyền lực. Nếu được bổ túc thêm yếu tố “vững vàng” thì có nghĩa, khát vọng về quyền lực đã vượt qua những ràng buộc cả về đạo lý lẫn pháp lý. 

Phê bình nghiêm khắc: Nói riêng, nói rất nhỏ, it ai biết các đương sự đã nói những gì về các sai phạm rất to rồi… bỏ.

Thế lực thù địch: Dùng để chỉ “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc” mà không bày tỏ sự tán thành, không tung hô Đảng CSVN “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”, như tín đồ Ma giáo tung hô Nhậm Ngã Hành. Muốn biết thêm về Ma giáo và Nhậm Ngã Hành, xem “Tiếu ngạo giang hồ” của Kim Dung. 

Trốn thuế: Một hành vi mà tất cả các quốc gia đều xem là tội hình sự. Riêng tại Việt Nam, đôi khi, “trốn thuế” được dùng như vỏ bọc cho nỗ lực xử lý hình sự một số vụ án không hề có… yếu tố hình sự nhưng lại… không tiện kết án đương sự về quan điểm chính trị.

Xét xử công khai: Một nguyên tắc hiến định (Điều 131, Hiến pháp 1992), được cụ thể hóa tại điều 18 của Luật Tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, đôi lúc, nguyên tắc đứng đắn này được cho tạm… nghỉ. Hiện tượng tạm cho… nghỉ thường xảy ra khi tiến trình xử lý hình sự liên quan đến các vấn đề chính trị, việc thực thi nguyên tắc “xét xử công khai” sẽ khiến công chúng nhận ra: Kiểm sát viên thực hành quyền công tố không đủ lý lẽ để tranh luận, Hội đồng Xét xử không đủ cơ sở để kết án, bản án thiếu tính thuyết phục, bị cáo không “thành khẩn nhận tội”, không thèm quan tâm đến “chính sách nhân đạo”. Khó bảo vệ “chính nghĩa sáng ngời”. 

Xin lỗi: Chương trình tuy không có hồi kết nhưng đến đây là hết.
 
 

 
 
Bổ sung vào bộ tự đển cộng sản :
     1- Độc lập = Không có ai can thiệp vào nước mình. Việc các đ/c TQ chiếm Biển Đông chỉ là giữ hộ cho chúng ta mà thôi.
     2- Tự do = Làm gì cũng được ngoại trừ làm "ảnh hưởng đến quan hệ giữa nước ta và TQ".
     3- Hạnh phúc = Sống bình an vui vẻ ở các vùng đất bị cưỡng chế, bị quy hoạch treo, dưới chân các đập thủy điện và những nơi được di dời.
      4- Kỷ luật = Phạt những cán bộ sai trái bằng những hình thức rất nặng như  phê bình, kiểm điểm, cảnh cáo hoặc chuyển đến nơi công tác mới và cho lên chức.
 
 
 
 

1 nhận xét:

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm