Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Con gái 3 dũng rủa mấy trang web "Phản Động"


Con gái Nguyễn Tấn Dũng đả kích các trang mạng 'phản động' Saturday, October 20, 2012 


SÀI GÒN (NV) - Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng nhiều tai tiếng Nguyễn Tấn Dũng, vừa lên tiếng đả kích các nguồn thông tin mạng “phản động” đã “dàn dựng bịa đặt” nhiều thông tin liên quan tới bà. 
 Bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của ngân hàng Bản Việt, ngày 27 tháng 9, 2012, sau khi bà và một nhóm người mua lại một ngân hàng ở Sài Gòn rồi đổi tên. 
(Hình website ngân hàng Bản Việt)

Bà Phượng, năm nay 32 tuổi, còn khá trẻ nhưng hiện cầm đầu một loạt 4 tổ chức tài chính và đầu tư tài chính hàng tỉ đô la tại Việt Nam.

Trong một cuộạc phỏng vấn hiếm hoi mà báo “Ðầu Tư Chứng Khoán” phổ biến hôm Thứ Sáu vừa qua nói rằng bà này, “Bên cạnh những bộn bề lo toan cho công việc kinh doanh, chị ngại đăng đàn phát biểu vì liên quan đến chị đang có quá nhiều tin đồn.”
Khi được hỏi về những tin tức loan truyền trên mạng về liên quan của các công ty của bà với dự án xây cất nhà “Ecopark” ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, bà Phượng nói, “Câu chuyện được dàn dựng bịa đặt hoàn toàn bởi một vài blog phản động, tự gán ghép sự liên quan của tôi khi thấy tôi có đại diện cho Viet Capital cùng công ty bất động sản Refico tham gia thành lập CTCP bất động sản Việt Hưng năm 2009 tại Sài Gòn để tham gia một dự án cũng tại Sài Gòn. Sự trùng hợp chỉ là cái đuôi công ty cùng có tên “Việt Hưng” thôi, nhưng hàng loạt diễn đàn không chính thống trên mạng đã cố tình biến tôi thành một tội đồ với những gì diễn ra tại dự án ở Văn Giang.”
Tháng 4, 2012, nhà cầm quyền tỉnh Hưng Yên với sự phối hợp và chỉ huy của Bộ Công An ở trung ương đã đem 3,000 cán bộ, công an tới đàn áp dân biểu tình, chống đối dự án xây dựng khu đô thị mới Ecopark. Người dân địa phương thuộc các làng Xuân Quan, Cửu Cao và Phụng Công quyết liệt chống cưỡng chế đền bù bất công thì bị đàn áp bằng thẳng tay. Vụ việc gây xôn xao dư luận trong nước ít tháng sau khi xảy ra vụ đàn áp đầy tai tiếng ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Bà Phượng kêu rằng, “Sự lan truyền câu chuyện sai sự thật này nhanh đến mức khó tin, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu đồn thổi và nói như thật về nó, mặc dù tôi đã khẳng định là cá nhân tôi và Bản Việt không liên quan, không quen biết, không tham gia đầu tư cũng như không tài trợ tín dụng gì liên quan đến dự án Ecopark này... Thực tế là chính Vihajico, chủ đầu tư của dự án, đã từng gửi thông cáo báo chí để khẳng định là hai công ty Việt Hưng này hoàn toàn khác nhau và cá nhân tôi hoàn toàn không liên quan gì với dự án ầm ĩ đó cả. Tuy nhiên, rất tiếc thông tin này rất ít được báo chí đăng tải.”
Một vụ việc khác, theo bà này cũng bị đồn thổi mà bà nói mình sẽ được “giải oan” khi sự thật được phơi bày là tai tiếng thâu tóm ngân hàng Sacombank của những kẻ cậy thế “tư bản đỏ” và những mối quan hệ đặc biệt trong hệ thống quyền lực của chế độ.
“Như mọi người đều biết, bản thân Sacombank là một ngân hàng lớn, vốn lớn, cổ đông lớn, hệ thống lớn... Bởi vậy, khi nói đến việc chi phối hay thâu tóm Sacombank, người ta nghĩ rằng phải là nhóm có thế lực tài chính lớn và có sự ảnh hưởng lớn trong xã hội mới làm được. Từ quan điểm đó, cộng với việc họ biết tôi là người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, có nhiều mối quan hệ quen biết, họ dựng lên việc tôi đứng đằng sau điều khiến vụ thâu tóm này. Nhưng tôi xin khẳng định rằng, cá nhân tôi và ngân hàng Bản Việt không tham gia vào thương vụ này, cũng không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngay cả chuyện hỗ trợ về mặt quan hệ cũng không,” bà Phượng được dẫn lời trong bài phỏng vấn của Doanh Nhân Sài Gòn.
Dịp này, bà Phượng xác nhận bà là cổ đông lớn nhất ngân hàng Bản Việt (Viet Captal Bank) với tỉ lệ 4.9%. Ngân hàng Bản Việt vốn là ngân hàng Gia Ðịnh đổi tên từ năm ngoái sau khi bà Phượng bỏ phần lớn vốn mua lại và trở thành chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị.
Bà Phượng trước đó đã là chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.
Khi có tin cổ cựu phó chủ tịch HÐQT ngân hàng Á Châu (ACB) bị bắt cùng với một số người cầm đầu ngân hàng này, công ty đầu tư chứng khoán Dragon Capital loan tin Tô Hải, tổng giám đốc công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt “bị triệu tập” ngày 21 tháng 8, 2012 cùng lúc bắt bầu Kiên và thẩm vấn Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải trước khi bắt. Bị dọa kiện, Dragon Capital vội vàng cải chính và xin lỗi.
Công ty chứng khoán Bản Việt từ vị trí thứ 8 trong nửa đầu năm 2011 đã nhanh chóng lên hàng thứ 4 vào cuối năm về môi giới giao dịch chứng khoán ở Sài Gòn, theo các con số của Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố công bố đầu năm 2012. (NT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm