Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Thằng Ủn Bắc Hàn vẩn mập ,dân của nó vẩn đói teo

Dân Bắc Triều Tiên vẫn thiếu đói, dù Kim Jong Un hứa cải cách

Các nông dân Bắc Triều Tiên làm việc trên cánh đồng tập thể tại tỉnh Hwanghae. Ảnh chụp dưới sự kiểm soát của chính quyền Bình Nhưỡng.
Các nông dân Bắc Triều Tiên làm việc trên cánh đồng tập thể tại tỉnh Hwanghae. Ảnh chụp dưới sự kiểm soát của chính quyền Bình Nhưỡng.
REUTERS/Damir Sagolj/Files

Thụy My
Cuộc phỏng vấn hiếm hoi bốn người dân Bắc Triều Tiên sống tại Đan Đông, thành phố Trung Quốc giáp ranh cho thấy trên thực tế, cuộc sống vẫn rất chật vật, hầu như không thay đổi mấy từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền.

Phụ trang của Le Figaro hôm nay dịch lại một bài phóng sự trên tờ New York Times mang tựa đề « Những thay đổi nhỏ nhoi tại Bắc Triều Tiên ». Bài viết mở đầu với câu chuyện của một phụ nữ 52 tuổi chuyên nuôi heo, cho biết họ của bà là Kim. Hàng tuần, khi đi mua hàng tại trung tâm Bình Nhưỡng, bà cố không nhìn đến những căn hộ mới xây, những chiếc xe hơi Mercedes đậu dọc theo các đại lộ trước đây hoang vắng, và trang phục lịch lãm của các thiếu nữ. Bà không bao giờ đến Công viên giải trí nhân dân Runga, nơi từ mùa hè rồi con em của tầng lớp ưu đãi tha hồ vui chơi. Bà Kim nói : « Tại sao tôi phải quan tâm đến cách ăn mặc mới mẻ của các viên chức cao cấp và con cái họ, trong khi tôi không thể nuôi nổi gia đình mình ? ». Bà cho biết, hai con trai của bà luôn bệnh hoạn vì suy dinh dưỡng, và những người hàng xóm kém may mắn hơn thì đã chết vì thiếu đói.
Từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền cách đây mười tháng, thủ đô Bình Nhưỡng có vẻ đã trở mình, theo như các nhà ngoại giao, các tổ chức từ thiện và các giảng viên đại học có dịp đến đây. Nhưng cuộc phỏng vấn những người dân Bắc Triều Tiên hiếm hoi chịu trả lời, đã cho thấy không hề có một tiến triển nào. Trên thực tế cuộc sống còn khó khăn hơn, dù nhà lãnh đạo trẻ tuổi có hứa hẹn cải thiện điều kiện sống người dân. Kim Jong Un cũng đã làm cho thế giới hy vọng là Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ tham vọng quân sự, tập trung cho cải cách kinh tế.
Giá thực phẩm tăng cao do hạn hán và do vụ phóng hỏa tiễn thất bại hồi tháng Tư. Các tổ chức phát triển lên án những kẻ đầu cơ đã làm cho giá gạo tăng gấp đôi kể từ đầu mùa hè, tình trạng thiếu nhiên liệu, điện và nguyên vật liệu khiến cho đa số nhà máy phải ngừng hoạt động, làm hàng triệu công nhân phải thất nghiệp.
Bà Park, 50 tuổi, đảng viên đảng Lao động tại một thành phố lớn, cũng trả lời với điều kiện chỉ nêu họ chứ không nói tên như bà Kim, vì sợ bị trả thù khi trở về Bắc Triều Tiên. Bà cho biết : « Chúng tôi đã từng hy vọng Kim Jong Un sẽ đem lại cho dân một cuộc sống khá hơn, nhưng lãnh tụ đã làm chúng tôi thất vọng ».
Để nuôi sống gia đình, bà Park phải bán những chiếc bánh làm bằng bột bắp ngoài chợ, nhưng than phiền rằng các trẻ em đói khát thường ăn cắp hàng hóa của bà. Bà cho biết thường trông thấy xác chết của của những người quá yếu sức nên không thể trộm cắp được thức ăn, và nói thêm : « Nếu tôi có đồ ăn thì tôi đã cho họ rồi », và xấu hổ cúi mặt tránh những cái nhìn.
Đương nhiên là Kim Jong Un có phong cách lãnh đạo mới mẻ : ông để cho phụ nữ được ăn mặc theo kiểu phương Tây, và, trái với truyền thống, đã nhìn nhận thất bại sau vụ phóng hỏa tiễn được tuyên truyền rầm rộ. Ngược lại, không có gì chứng tỏ những cải cách kinh tế là quan trọng như đã loan báo. Chẳng hạn như dự án được đưa ra vào mùa xuân – theo các nhóm người tị nạn Bắc Triều Tiên – cho phép nông dân được giữ lại 30% sản lượng.
Nhà nước cũng có chương trình cho phép hàng ngàn người kiếm được ngoại tệ khi làm việc tại thành phố Đan Đông và ngoại vi, một đô thị đang phát triển, với những nhà hàng món nướng lung linh ánh điện, khiến những người Bắc Triều Triên với chiếc bụng rỗng phải thèm thuồng. Tuy vậy, bốn người dân chịu trả lời phóng viên đều không tỏ ra lạc quan.
Họ kể rằng, những người ăn xin lang thang kiếm sống đầy trên các sân ga, trong khi các doanh nhân có thế lực tiếp tục làm giàu qua việc buôn bán với Trung Quốc, các viên chức thì bỏ túi những khoản tiền phạt và tiền hối lộ. Cả bốn nhân chứng này đều e dè : nếu bị phát hiện nói chuyện với các nhà báo hay các nhà truyền giáo, họ có nguy cơ bị bắt đi cải tạo. Một người khẳng định : « Nếu chính quyền phát hiện tôi đang đọc Kinh thánh, thì cuộc đời tôi coi như chấm hết ».
Sự tăng cường an ninh ở hai bên biên giới làm cho việc trốn sang đất Trung Quốc nay rất khó khăn. Các nhà hoạt động chuyên giúp người Bắc Triều Tiên sang tị nạn ở Hàn Quốc cho biết những cuộc càn quét của công an Trung Quốc và các vụ đàn áp buôn lậu đã làm cho số người tị nạn ít hẳn đi.
Số ít người may mắn sang được Đan Đông sững sờ khi trông thấy những chiếc xe hơi đậu san sát trên đường, được tắm nước nóng, được nói những gì mình nghĩ. Nhưng nỗi vui mừng to lớn nhất của họ là đồ ăn thức uống tràn trề và đa dạng. Nếu những người đồng hương lo nhồi nhét vào dạ dày nào cơm, nào những chiếc bánh nhân thịt, thì bà Kim chỉ ăn toàn táo trong năm ngày đầu tiên trên đất Trung Quốc. Bà nói từ nhỏ đến lớn chưa hề biết được mùi vị thứ trái cây này. Người phụ nữ kết luận : « Tôi từng nghĩ là đất nước tôi tốt đẹp, nhưng tôi đã lầm to ».
Bốn mươi triệu đàn ông Trung Quốc sẽ ế vợ
Còn tại Trung Quốc, thông tín viên của tờ báo miễn phí « 20 minutes » tại một ngôi làng ở tỉnh Hà Bắc, mô tả tình cảnh của những người đàn ông ở đây : họ không thể nào tìm được vợ. Bài viết mang tựa đề « Ai nấy đều lo kiếm vợ ».
Tại ngôi làng Tiancun có 3.000 dân này, có 10% đàn ông đành phải sống độc thân, còn ở tầm quốc gia, thì 40 triệu người đàn ông Trung Quốc từ khoảng 2020-2030 có nguy cơ không lấy được vợ. Theo nhà xã hội học Mỹ Dudley Poston, thì đó là do truyền thống trọng nam khinh nữ, cùng với chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, đã tạo nên tình trạng mất cân bằng nam nữ nghiêm trọng.
Cụ Vương, một vị trưởng thượng 75 tuổi của làng cho biết, ở đâu cũng thế, nam luôn nhiều hơn nữ, và tại những địa phương xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là ở miền nam và miền tây, còn có một số làng chỉ toàn đàn ông. Bà Lý, một phụ nữ trong làng nói thêm : « Những ai không lấy được vợ trước hết là những người đời sống không khá giả. Tại làng này người ế vợ có đủ lứa tuổi, từ 18 đến 50 ». Còn ông Dương, một người đàn ông 40 tuổi được phóng viên hỏi chuyện thì cố tranh thủ tìm một hy vọng mỏng manh : « Liệu ông có thể giúp tôi làm quen với các phụ nữ Pháp được không ? »

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm