Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Dânlàmbáo : Ký ức sau 30.4.1975

Ký ức sau 30.4.1975

Mến tặng những bạn tù tại Trại Tù A30 Tuy hòa

Bùi Lộc (Danlambao) - Sản xuất lớn XHCN: Vào một buổi sáng kia, chúng tôi những tù nhân của Trại tù A30 Tuy hòa, ra khỏi trại đi lao động. Khi vừa tới Quốc lộ 7 đã thấy có mấy cán bộ xã ấp, quần áo bà ba, đầu đội nón lá đang phì phèo thuốc rê người đứng, người ngồi chồm hổm trên bờ đường, mắt hau háu nhìn những bắp chân trắng ngần của những phụ nữ đang bì bõm thay trâu cày bừa dưới những thửa ruộng nước ngay bên đường, hả hê lớn tiếng cùng nhau trao đổi, có lẽ cố ý cho đám tù chúng tôi cùng nghe.

- Đợt thi đua này chắc thế nào xã tôi cũng giật cờ đỏ.

- Anh có những phụ nữ hăng hái lao động tích cực thế kia thì xã nào bì kịp.

Kết quả những vụ bình bầu giữa các xã trong những đợt thi đua như thế và những cá nhân xuất sắc hay tiên tiến được lựa chọn không ai trong đám tù chúng tôi được biết. Chúng tôi chỉ được biết có rất nhiều đợt thi đua sản xuất được phát động rộng khắp Miễn Nam sau 75. Có lẽ cả Miền Bắc trước đây cũng thế. Ngay trong trại tù chúng tôi cũng có những đợt thi đua và những cá nhân xuất sắc được bình chọn hằng tháng; đôi khi hắng tuần. Những thành tích này theo cán bộ quản giáo cho biết sẽ góp phần trong việc được xét phóng thích sớm hơn.

Những viên chức xã ấp này cũng giống những quản giáo trong trại tù, họ luôn luôn lên án địa chủ, giai cấp bóc lột, những kẻ ngồi mát ăn bát vàng. Họ chiếu cà một cuốn phim nói về những tội ác của địa chủ, trong đó có cảnh gia nhân địa chủ bắt vợ một tá điền đang nuôi con thơ phải vắt sửa mình cho địa chủ uống. Họ đề cào lao động là vinh quang. Nhưng sáng nay họ lại đang ngồi trên bờ ruộng phì phèo thuốc rê ngắm bắp đùi của những phụ nữ thay trâu cày bừa và nuôi hy vọng những phụ nữ này mang lại thành quả sản xuất vinh quang cho xã ầp họ.

https://securecdn.disqus.com/uploads/mediaembed/images/471/5269/original.jpg
Chúng tôi mỗi người một ý về những gì tai nghe mắt thấy và liên tưởng đến những gì mình đang được đàng và nhà nước giáo dục để trở thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa ưu việt. Có những anh em đăm chiêu im lặng giữ hơi bước đều tới nơi lao động còn khá xa.

Khi tới nơi, chúng tôi thấy đây là những thửa ruộng bị bỏ hoang đã lâu ngày vì chiến tranh, một lớp bèo Nhật bản dầy đặc phủ kín mặt nước giống như những đầm hay ao hồ chứ không phải ruộng trồng lúa. Vừa tới bờ, chưa biết nông sâu nên nhiều người còn ngần ngừ e ngại chưa dám bước xuống. Nhưng một bạn trẻ hô lớn và nhầy ào xuống và những người khác thấy vậy cũng nhảy theo.

Mức nước tới trên thắt lưng. Chỉ sau vài phút, đã nghe tiếng reo to:

- Một chú rùa.

Thế là một người trong chúng tôi có được món bồi dưỡng cho bữa ăn chiều này. Nhưng rồi nhiều tiếng reo vui liên tiếp nổi lên mỗi khi có người bắt được rùa. Cả một ngày vớt bèo, anh em chúng tôi đã đạp phải và bắt được khá nhiều rùa. Những chú rùa này không lớn lắm. Con nào lớn nhất cũng khoảng một ký rưỡi là cùng. Một không khí ồn ào náo nhiệt trong suốt buổi lao động vì ai cũng nghĩ tới món thịt rùa chiều nay. Người bắt được rùa hay không, chắc chắn chiều này cũng đều sẽ được cùng san sẻ trong toàn đội. Có những người suốt đời chưa bao giờ ăn thịt rùa; ngược lại có những anh em rất rành về món thịt rùa. Họ kể về cách thức nấu nướng thịt rùa.

Vào một buổi sáng khác, cũng vừa khi ra khỏi cổng trại hướng ra Quốc lộ 7, ngược chiều chúng tôi là một đoàn người có cả mấy chiếc xe bò với biểu ngữ cờ quạt, trống đánh rộn ràng. Họ cho hay hôm nay là ngày thu hoạch bắp. Trong đoàn có rất nhiều em bé cùng đi theo chạy nhảy hay đu theo xe, cũng có em được ngồi trên xe bò; một không khí rộn ràng náo nhiệt.

Chúng tôi và họ chỉ giáp mặt trong ít phút và rồi khoảng cách xa dần và mất rạng. Họ đi tới những nương rẫy bắp, thu hoạch kết quả của những ngày lao động đầy vinh quang; còn chúng tôi tiếp thục đi tới những thửa ruộng với công việc lao động hằng ngày.

Buổi chiều sau một ngày dài làm việc, chúng tôi lại gặp đám đông đi thu hoạch bắp sáng nay trở về, vừa đi vừa ca những bài hát cách mạng nhưng với giọng ca đứt đoạn câu được câu mất. Cứ nhìn vào những chùm bắp treo toòngteng trên hai thành xe bò, riêng tôi tính nếu lấy số bắp đó chia đồng đều cho những người tham gia ngày thu hoạch hôm nay không chắc liệu bốn người có được một trái bắp không.

https://securecdn.disqus.com/uploads/mediaembed/images/471/5175/original.jpg
Tôi chỉ xin kể hai mẩu chuyện trong một xó Quận Tây sơn tỉnh Tuy hòa để so với toàn cảnh bức tranh sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Cán bộ ngồi bờ hút thuốc rê, ngắm những bắp đùi trắng ngần của những phụ nữ trẻ lại được hưởng những thành quả nhiều hơn chính những phụ nữ đã mang sức mình thay trâu sản xuất ra những thành quả đó. Còn những trái bắp đã rơi rụng, nướng hay luộc trong giờ lao động và còn lại bao nhiêu để chia cho mọi người tham gia thu hoạch trên những nương rẫy bắp hôm đó.

Tư Bản Đỏ


Làm ăn chân chính dùng tài sức để làm giàu thì hơi hiếm hoi tại quê hương Việt Nam sau 75. Một lớp tư bản đỏ từ những anh cán bộ chuyên chính vô sản nổi lên có trong tay cả chục triệu Dollars hay có khi cả tỷ đều do mánh múng, chụp giựt, bóc lột hay ăn cướp mà có.

Những màn chụp giựt đầu tiên sau 30 Tháng Tư, 75:

Đổi tiền: Mỗi hộ dân tại Miền Nam được đổi giới hạn hai trăm tiền mới với giả biểu hai trăm tiền Miền Nam cũ ăn một đồng tiền mới. Có nhiều người có cả triệu tiền cũ đang lẳm trong băng bị phong tỏa mất trắng. Có nhiều người mang cả bao bố tiền mặt đến chỗ đổi tiền, nhưng cũng chỉ nhận được hai trăm tiền mới. Tức điên người, nhưng cũng đành lặng câm. Có người chửi thầm quăng tiền đó rồi về. Có người mang về nhà đốt không muốn số tiền của mình rơi vào tay một tên cán bộ nào. Cũng có người ngầm ăn chia với cán bộ vớt vát thêm được đồng nào hay đồng nấy

Bằng cách nào thì những nhân viên phụ trách việc đổi tiền, cấp trên, thân nhân và bạn bè họ cũng tự nhiên thành triệu phú chỉ trong nháy mắt. Đảng muốn cào bằng xã hội bằng cách đổi tiền này, nhưng ngược lại đã biến những anh cán bộ vô sản bỗng nhiên thành Tư Bẳn Đỏ và đồng thời cũng tạo nên một xã hội bất công gấp bội, hố ngăn cách giàu nghèo càng khủng khiếp hơn so với xã hội tư bản và một thứ luật bảo kê cho những kẻ bóc lột người khác một cách công khai trắng trợn. Khủng khiếp hơn là những kẻ bị cướp của nhiều khi còn phải lãnh án tù nhiều năm..

Đánh tư sản: Đảng còn cào bằng giai cấp qua Chiến dịch đánh Tư Sản Mại Bản. Dân chúng tự hiến những tài sàn có giá trị cho đảng đại diện nhận lãnh là những viên chức phường, xã. Rồi những cơ quan định giá các hộ trong khu xóm thống qua mạng lưới nhân dân trong khu xóm. Tất cả những người trong khu xóm, thôn ấp có cuộc sống như thế nào đều được đánh giá do chính hàng xóm hay thân nhân của mình. Những của cải giao nộp hay hiến tặng chưa đạt tới tiêu chuẩn định giá sẽ phải thông qua một đợt khám xét. Nhiều tường nhà bị đục tung, nền nhà bị đào xới, không có một xó xỉnh nào không bị nhòm tới. Nhiều chủ hộ sau khi căn nhà của mình bị đào xới đục khoét lại còn bị hoạnh họe tra khảo khó dễ đủ điều vì những thứ tìm thấy vẫn chưa đạt được một phần so với những gì được báo cáo.

Những thành phẩm thu được trong những đợt Đánh Tư Sản này được thống kê ra sao có trời biết và chắc rằng có nhiều kẻ tự nhiên trờ thành Triệu phú chỉ trong mấy ngày. Tiếp đó là những chuyến xe chở hàng ngày đêm từ Nam ra Bắc. Rồi biết bao nhà cửa của những người sống tại những thành thị Miền Nam phải bỏ lại để đi những vùng xa xôi hẻo lánh gọi là Kinh tế Mới với hai bàn tay trắng. Những căn nhà này đã lọt vào tay những cán bộ cách mạng lớn nhỏ. Ngoài câu nổi tiếng của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu là: “Đừng nghe những gì cs nói, nhưng hãy xem những gì cs làm,” Ông còn một câu khác cũng không kém nổi tiếng, Ông nói: “Chúng ta thắng, chúng ta còn tất cả, cs thắng chúng ta mất tất cả.”

Đó là những chuyện xảy ra ngay sau 30 tháng Tư. Còn những chuyện đang xảy ra hằng ngày bây giờ tại Viêt Nam xhcn. Không phải chỉ một hay hai người mất đất mà có khi cả một xã mất đất với giá biểu đền bù rẻ mạt đã biến biết bao người trở nên trắng tay và một thiểu số thành tư bản. Chuyện mới nhất đây là câu chuyên Tiên Lãng của anh em Ông Đoàn văn Vươn chỉ vì trang trại của anh em ông vừa đẹp vừa có một tương lai đầy hứa hẹn lọt vào tầm ngắm đầy tham vọng của các quan chức địa phương. Trớ trêu nhất là nạn nhân vừa mất đất vừa bị án tù. Quan trung ương, quan tư pháp đều thấy quan địa phương sai, nhưng không ai dám bênh vực nạn nhân vì nếu minh bạch vụ này sẽ kéo theo biết bao nhiêu vụ khác và rồi thượng bất chánh hạ tắc loạn, không ai giám kết án ai. Tất cả phải che chắn cho nhau vì mày chết thí tao cũng chết.

Kể từ khi cuộc biểu tình Sô viết Nghệ tĩnh nổ ra vào năm 1932 tại Hà tĩnh đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa công sàn tại Việ Nam đến Vua Bảo Đại thoái vị và ông Hồ chí Minh và đảng cs của ông lãnh đạo đất nước được chính thức ra mặttại Thủ đô Hà Nội vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 cho đến nay đã có bao nhiêu người Việt Nam là nạn nhân của chủ nghĩa này?. Trước nhất là những nạn nhân của hai cuộc chiến gọi là chống thực dân giành độc lập.

Cuộc chiến chống Thực dân Pháp từ 1945 đến 1954, kết thúc với Trận chiến Điện biên Phủ.

Và Cuộc chiến chống Thực dân mới của Đế quốc Mỹ từ 1954 đến 1975 giành độc lập và thống nhất đất nước.

Mới đây trên trang Việt ngữ của Đài BBC có đắng tải vào ngày 6 tháng Tư năm 2013 bàn tin: “Tân hoa xã cho hay Đại sứ Khổng huyền Hựu vừa dẫn đầu một đoàn đại biểu Trung quốc đi viếng mộ tử sĩ Trung quốc ở Tình Yên Bái hôm thứ Năm 4.4.2013. Phía Trung quốc nói có 320.000 binh lính của họ đã tham gia chiến tranh Việt Nam.”

Tôi chắc mỗi người khi đọc bản tin trên đều có nhận định riêng về những khẩu hiệu mà csvn đã nêu ra để khởi động hai cuộc chiến gọi là đánh đuổi thực dân giành độc lập tổ quốc nêu trên.

Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, Ông hồ tuyên bố nếu phải đốt cả Rẫy Trường sơn và chiến đấu đến người Việt cuối cùng để đánh đuổi bọn Mỹ Ngụy, chúng ta cũng sẵn sàng. Riêng cuộc chiến này người ta ước tính đã cướp đi sinh mạng của trên dưới bốn triêu người Việt.

Rồi những nạn nhân bị thanh toán qua Chiến dịch Cải cách Ruộng đất, các văn nghệ sĩ trong Nhân văn Giai phẩm.

Sau khi thống nhất đất nước, nạn nhân bị trả thù qua những trại cải tạo. Những nạn nhân trên đường vượt biên và ngày nay bao nhiêu người bị công an giao thông đánh trọng thương hay tử thương trên đường phố hay ngay cả trong đồn thường xuyên xảy ra. Chưa bao giờ ở Việt Nam có nhiều người bị kết án có âm mưu lật đổ chính quyền bằng dưới chế độ cs cai trị, bao gồm cả những người trẻ tuổi được sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ. Họ không có một hình ảnh hay một ý niệm nào về chế độ VNCH của Miền Nam hay cuộc chiến quốc cộng trước đây trong đầu họ.

Tại sao mạng người Việt Nam rẻ rúng như thế. Có lẽ cũng tai nhiều người vẫn còn tin và mơ khi nghe những khẩu hiệu:

“Cộng hòa xhcn Việt Nam
Độc lập Tư do, Hạnh phúc.
Xã hội chủ nghĩa ưu việt.
Một người vì mọi người; mọi người vì một người.
Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
Lao động là vinh quang”.

Một điều hết sức khôi hài và chua xót mà ngày nay nhiều người vẫn còn nghe và tin được: “Chỉ có đảng mới có khà năng đổi mới.”

Sau gần thế kỷ với sự hy sinh biết bao xương máu của cả bốn thế hệ, kết quả ngày nay Người Việt đang phải sống dưới một chính thể độc tài toàn trị cai quản bởi một đảng nắm hết mọi quyền bính trong tay cả hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp được một quân đội gọi là quân đội nhân dân tuyệt đối trung thành và bảo vệ. Người dân không những bị trấn lột hết những quyền lợi chính trị nhưng họ còn bị trấn lột về quyền sống qua điều luật được ghi trong Hiến pháp: “Đất đai là sở hữu toàn dân”. Sao mà người dân Việt mình khổ đến thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm