Một số thành tựu y học 2012 và triển vọng
DR
Năm 2012 sắp khép lại. Nền y học thế giới đã đạt được những
thành tựu nào trong năm nay ? Nhiều tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực
chống Sida, chống ung thư… cũng như trong một số bệnh dịch truyền nhiễm
là những điều được giới chuyên gia ghi nhận.
Một số triển vọng điều trị mới đối với bệnh Sida đã được công
bố, nhân dịp hội nghị lần thứ 19 về Sida tại Washington, Hoa Kỳ, vào
cuối tháng 7/2012. Thành công của các thuốc kháng HIV cho phép nói đến
một sự « chữa khỏi bệnh về mặt chức năng », dù không diệt trừ được virus
HIV. Điều quan trọng được các bác sĩ nói đến là trị liệu ngay từ khi
mới mắc virus và biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất cho đến nay vẫn
là bao cao su.
Giải thưởng Nobel y học 2012 về tế bào gốc cũng mang lại nhiều triển vọng cho các trị liệu mới, đặc biệt trong việc cấy ghép tạng. Việc cấy ghép tạng để thay cho các tạng bị bệnh tật, từ một cơ thể người khác, sẽ có thể được thay thế bằng việc khôi phục lại nội tạng của người bệnh nhờ các tế bào gốc...
Trong tạp chí Khoa học cuối cùng của năm về chủ đề các phát kiến và triển vọng của y học trong năm 2012, RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý thính giả tiếng nói của bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn - Trưởng Bộ môn Sinh lý học - Thăm dò chức năng thuộc Đại Học Paris V (Paris), bác sĩ Trần Tịnh Hiền - giám đốc nghiên cứu lâm sàng của OUCRU, đơn vị nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Sài Gòn) và bác sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng (Sài Gòn).
Ba phát kiến mới : Tấn công HIV từ nhân tế bào, khắc chế ung thư di căn và dùng nhầy mũi chữa mất trí nhớ
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Năm nay chúng tôi có lựa ra ba phát minh về y khoa, mà chúng tôi nghĩ có thể giúp cho ngành y khoa có những bước tiến đáng kể. Trước hết là hai phát minh về chữa trị bệnh mang tính thông thường, có nghĩa là dùng thuốc, và cái thứ ba là cách chữa trị mới dùng tế bào gốc.
Phát minh thứ nhất liên quan đến Sida. (…) Các thuốc mà y khoa có
hiện nay có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào ung thư, tuy
nhiên nếu virus HIV ẩn nấp trong các tế bào, nhất là trong nhân, thì các
thuốc không có khả năng phát hiện ra. (....) Phát minh này rất là thú
vị, vì các bác sĩ đã phát hiện được một thuốc mới, có khả năng khiến
virus đang ẩn nấp trong các tế bào phải xuất đầu lộ diện. Một khi các
virus phải xuất diện, nghĩa là ra khỏi nhân của tế bào, thì các thuốc
hiện có có thể diệt được virus đó. Các bác sĩ hy vọng có thể tận diệt
Sida với loại thuốc này. Loại thuốc này có tên là Saha.Thoạt tiên thuốc
này không liên quan đến Sida. Thực ra đó là một loại thuốc chống ung
thư, và tác động đến các chức năng của nhân tế bào.
(…) Về ung thư, cho đến nay, y khoa có khá nhiều thuốc trị ung thư, nhưng các thuốc y học có hiện nay đều nhằm một mục đích là khắc phục sự tăng sinh của tế bào ung thư, trong khi đó, giới y khoa gần như chưa có giải pháp nào khả thi để chống lại cơ chế di căn. Mới đây, có một loại thuốc mới được tạo ra, có thể cùng lúc ức chế sự tăng sinh của tế bào, và khắc chế quá trình di căn. Nghiên cứu này còn trong thời kỳ phôi thai, tức là mới ở giai đoạn thực nghiệm trên thú, nhưng kết quả đã tương đối khả quan. (…)
Phát minh thứ ba cũng rất thú vị liên quan đến vấn đề mất trí nhớ. Hiện nay, con người chúng ta sống lâu hơn, nhưng càng ngày càng có nhiều người, nhất là các vị lớn tuổi lâm vào tình trạng mất trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Nói một cách sơ qua, Alzheimer là bệnh liên quan đến sự tiêu hủy của các tế bào nội thần kinh trong não. Một tế bào nội thần kinh một khi bị hủy diệt rồi, thì các tế bào xung quanh không thể tái tạo ra các tế bào mới để thay thế. Cho đến này, cách duy nhất để chữa bệnh này là tìm các loại thuốc để làm chậm lại quá trình tiêu hủy các tế bào. Vài năm gần đây có ý tưởng rằng, dù tế bào nội thần kinh không thể sinh sôi trở lại, nhưng có thể nghĩ đến việc tạo ra các tế bào nội thần kinh mới bằng các tế bào gốc. (…) Các nhà nghiên cứu đã tìm được cách lấy các tế bào gốc từ màng nhầy mũi của một cá thể sinh vật và đưa vào não. Cho đến nay, thực nghiệm này mới chỉ được làm trên chuột. Các con chuột thực nghiệm bị mất trí nhớ, sau khi được tiêm tế bào gốc, đã hồi phục về trí nhớ như bình thường.
Trong nghiên cứu này có hai điều mà chúng tôi thấy có thể xem như là những điều mang lại lạc quan. Thứ nhất là việc lấy tế bào gốc từ mũi thì rõ ràng ai cũng hiểu là đơn giản hơn việc lấy từ các bộ phận khác, như dạ dày hay phổi. Điều thứ hai là, các tế bào gốc là tế bào của chính bệnh nhân. Cho nên khi ghép cho một bệnh nhân, thì việc ghép không dẫn đến một hiện tượng thường gặp : kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh.
(…) Phát hiện kể trên chúng tôi vừa đề cập chỉ là một khám phá xuất phát từ nghiên cứu của hai nhà y học được giải Nobel năm nay. Theo chúng tôi nghĩ, trong vòng 10 năm tới, bên cạnh các chữa trị bằng thuốc, như hai phát minh trước, thì sẽ càng ngày càng có nhiều cách chữa mới bằng cách dùng các tế bào gốc, như đối với trường hợp bệnh Alzheimer. (…)
Dù có một số kết quả, việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm vẫn là một thách thức lớn
Giới chuyên gia ghi nhận một số thành tựu trong nghiên cứu y khoa chống các căn bệnh truyền nhiễm (như sốt xuất huyết, sốt rét…), đặc biệt ảnh hưởng đến Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Các nghiên cứu về một vắc xin chống sốt xuất huyết đang có kết quả bước đầu, với thử nghiệm đầu tiên về một vắc xin cùng một lúc chống được 3, 4 loại virus sốt xuất huyết, có hiệu quả với hơn 30% người tham gia thực nghiệm (của Sanofi Pasteur). Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, có rất nhiều lo ngại về sự phát triển của các loại virus kháng thuốc, đặc biệt với bệnh sốt rét, cũng như những khó khăn trong việc đối phó với bệnh dịch tay-chân-miệng.
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền : « Đứng về mặt các bệnh truyền nhiễm, có mấy bệnh gây ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thứ nhất là sốt rét, thứ hai là bệnh sốt xuất huyết, ba là, đối với những vùng Đông Nam Á có thêm những bệnh tay-chân-miệng. Cần phải nói, đây là những bệnh dịch có số lượng người bị mắc rất lớn.
Đối với sốt rét, từ một hai năm nay tình hình có cải thiện hơn, với sự tìm ra các thuốc mới, đặc biệt là thuốc artemisinin,
hiện nay thì dùng theo lối phối hợp (…), nhờ nó mà giảm được số lượng
người mắc cũng như số tử vong. Riêng với khu vực Đông Nam Á, thì mặc dầu
có những tiến bộ về điều trị như vậy, nhưng gần đây có tình trạng hơi
đáng lo ngại, tức là sự xuất hiện của chủng Plasmodium falciparum
kháng thuốc. Như chúng ta biết artemisinin là thuốc có tác dụng mạnh
nhất. Nếu xuất hiện sự kháng thuốc là điều rất đáng lo ngại. Điều mà
người ta mong chờ rất lâu là một vắc xin chống sốt rét, thì kết quả còn
xa vời. Mặc dù, có một số thành tựu gần đây ở Châu Phi về vắc xin kháng
sốt rét mới, nhưng kết quả ứng dụng chưa được bao nhiêu.
Về sốt xuất huyết, thì trước đây bị hạn chế ở một số khu vực, nhưng trong những năm gần đây đã lan ra và gây dịch rất nhiều ở Châu Á và Mỹ Latinh. Đối với sốt xuất huyết, thì cho đến nay, mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều, nhưng chưa có biện pháp nào khả dĩ có thể làm giảm được tỷ lệ mắc và tử vong. Cái này không có thuốc đặc hiệu. Hai năm gần đây có hy vọng có một vắc xin, nhưng các nghiên cứu hơi đáng thất vọng. Theo thông tin công bố trên các tạp chí y học, kết quả chưa mỹ mãn. Trong những năm tới, chúng ta phải đối phó với một thách thức rất lớn trong việc đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết.
Cái dịch bệnh thứ ba là tay-chân-miệng, ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây tại Việt Nam có hàng trăm ngàn cháu bị mắc. Bệnh này hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thứ hai là vắc xin cũng chưa làm được. (…) Điều trị chỉ mang tính nâng đỡ, chứ không phải trực tiếp diệt virus.
Đây là ba bệnh mà tôi thấy, vẫn phải tiếp tục đối phó trong năm 2012, dù có một số kết quả, nhưng tình hình nói chung vẫn là nguy hiểm, vì vậy chúng ta cần phải tập trung để có các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa.
Ngoài ra, còn các bệnh cúm, thì mặc dù về mức độ tử vong nói chung là thấp, gần đây, chúng ta biết có xuất hiện một số chủng virus mới. Cái này, giới y khoa tiếp tục theo dõi về mức độ tác hại của các virus mới, mức độ nhạy cảm của thuốc. Vì đối với cúm thì chúng ta có được một loại thuốc đặc hiệu (…), nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về kết quả. Nói chung, cúm là một nguy cơ đang treo lơ lửng đối với chúng ta. »
Thành tựu nghiên cứu chống sốt rét năm qua chưa có gì đáng kể
Theo các phương tiện truyền thông, một vết đen trong tổng kết về các thành tựu của y học năm 2012 là việc chế tạo vắc xin chống sốt rét. Vào giữa tháng 11/2012, có thông tin về thất bại của một vắc xin chống sốt rét, do GSK Anh Quốc thực nghiệm. Thực nghiệm kể trên đã được tiến hành với hàng nghìn trẻ em thuộc 11 nước Châu Phi Nam Sahara. Về lĩnh vực này, bác sĩ Lê Thành Đồng cho biết :
« Nói chung năm nay không có nhiều nổi bật. Năm nay cũng có một số thành tựu nghiên cứu về thuốc, về gen, về vắc xin… nhưng đó là những thông tin chưa được kiểm định chắc chắn. Đó mới chỉ là những nghiên cứu mang tính khởi sự thôi. Hội nghị cấp Bộ trưởng vừa rồi ở Úc mới đưa ra quyết định, phải đầu tư hơn nữa cho việc chống sốt rét. Vì thế giới cũng nhận xét là, sốt rét sẽ quay trở lại. Và Tổ chức Y tế Thế giới cũng rất quan tâm. Vừa rồi hội nghị lần thứ 63 của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Thái Bình Dương, tổ chức tại Hà Nội, cũng đề cập đến việc sốt rét kháng thuốc quay trở lại. Tôi nghĩ rằng, các vị lãnh đạo, các tổ chức quốc tế đã nhận thức được vấn đề, còn việc làm cụ thể thì năm qua chưa có gì. »
Ban Việt ngữ RFI xin trân trọng cảm ơn bác sĩ Trần Tịnh Hiền, bác sĩ Lê Thành Đồng và bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay
Xin cảm ơn quý thính giả đã theo dõi chương trình
Xin kính chúc quý vị một năm mới 2013 hạnh phúc và thành tựu. Hẹn gặp lại quý vị trong chương trình năm tới
Một số bài liên quan
Việt Nam đối phó với nạn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
Cộng đồng quốc tế nỗ lực diệt trừ dịch bệnh Sida
Thuốc Truvada với việc ngăn ngừa hiểm họa HIV
Việt Nam : Phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đối phó với dịch tay - chân - miệng và sốt xuất huyết tại Việt Nam
Một số thành tựu lớn của y học thế giới trong năm 2011
Chữa bệnh mà không dùng thuốc tại Pháp
Giải thưởng Nobel y học 2012 về tế bào gốc cũng mang lại nhiều triển vọng cho các trị liệu mới, đặc biệt trong việc cấy ghép tạng. Việc cấy ghép tạng để thay cho các tạng bị bệnh tật, từ một cơ thể người khác, sẽ có thể được thay thế bằng việc khôi phục lại nội tạng của người bệnh nhờ các tế bào gốc...
Trong tạp chí Khoa học cuối cùng của năm về chủ đề các phát kiến và triển vọng của y học trong năm 2012, RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý thính giả tiếng nói của bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn - Trưởng Bộ môn Sinh lý học - Thăm dò chức năng thuộc Đại Học Paris V (Paris), bác sĩ Trần Tịnh Hiền - giám đốc nghiên cứu lâm sàng của OUCRU, đơn vị nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Sài Gòn) và bác sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng (Sài Gòn).
Ba phát kiến mới : Tấn công HIV từ nhân tế bào, khắc chế ung thư di căn và dùng nhầy mũi chữa mất trí nhớ
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Năm nay chúng tôi có lựa ra ba phát minh về y khoa, mà chúng tôi nghĩ có thể giúp cho ngành y khoa có những bước tiến đáng kể. Trước hết là hai phát minh về chữa trị bệnh mang tính thông thường, có nghĩa là dùng thuốc, và cái thứ ba là cách chữa trị mới dùng tế bào gốc.
(…) Về ung thư, cho đến nay, y khoa có khá nhiều thuốc trị ung thư, nhưng các thuốc y học có hiện nay đều nhằm một mục đích là khắc phục sự tăng sinh của tế bào ung thư, trong khi đó, giới y khoa gần như chưa có giải pháp nào khả thi để chống lại cơ chế di căn. Mới đây, có một loại thuốc mới được tạo ra, có thể cùng lúc ức chế sự tăng sinh của tế bào, và khắc chế quá trình di căn. Nghiên cứu này còn trong thời kỳ phôi thai, tức là mới ở giai đoạn thực nghiệm trên thú, nhưng kết quả đã tương đối khả quan. (…)
Phát minh thứ ba cũng rất thú vị liên quan đến vấn đề mất trí nhớ. Hiện nay, con người chúng ta sống lâu hơn, nhưng càng ngày càng có nhiều người, nhất là các vị lớn tuổi lâm vào tình trạng mất trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Nói một cách sơ qua, Alzheimer là bệnh liên quan đến sự tiêu hủy của các tế bào nội thần kinh trong não. Một tế bào nội thần kinh một khi bị hủy diệt rồi, thì các tế bào xung quanh không thể tái tạo ra các tế bào mới để thay thế. Cho đến này, cách duy nhất để chữa bệnh này là tìm các loại thuốc để làm chậm lại quá trình tiêu hủy các tế bào. Vài năm gần đây có ý tưởng rằng, dù tế bào nội thần kinh không thể sinh sôi trở lại, nhưng có thể nghĩ đến việc tạo ra các tế bào nội thần kinh mới bằng các tế bào gốc. (…) Các nhà nghiên cứu đã tìm được cách lấy các tế bào gốc từ màng nhầy mũi của một cá thể sinh vật và đưa vào não. Cho đến nay, thực nghiệm này mới chỉ được làm trên chuột. Các con chuột thực nghiệm bị mất trí nhớ, sau khi được tiêm tế bào gốc, đã hồi phục về trí nhớ như bình thường.
Trong nghiên cứu này có hai điều mà chúng tôi thấy có thể xem như là những điều mang lại lạc quan. Thứ nhất là việc lấy tế bào gốc từ mũi thì rõ ràng ai cũng hiểu là đơn giản hơn việc lấy từ các bộ phận khác, như dạ dày hay phổi. Điều thứ hai là, các tế bào gốc là tế bào của chính bệnh nhân. Cho nên khi ghép cho một bệnh nhân, thì việc ghép không dẫn đến một hiện tượng thường gặp : kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh.
(…) Phát hiện kể trên chúng tôi vừa đề cập chỉ là một khám phá xuất phát từ nghiên cứu của hai nhà y học được giải Nobel năm nay. Theo chúng tôi nghĩ, trong vòng 10 năm tới, bên cạnh các chữa trị bằng thuốc, như hai phát minh trước, thì sẽ càng ngày càng có nhiều cách chữa mới bằng cách dùng các tế bào gốc, như đối với trường hợp bệnh Alzheimer. (…)
Dù có một số kết quả, việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm vẫn là một thách thức lớn
Giới chuyên gia ghi nhận một số thành tựu trong nghiên cứu y khoa chống các căn bệnh truyền nhiễm (như sốt xuất huyết, sốt rét…), đặc biệt ảnh hưởng đến Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Các nghiên cứu về một vắc xin chống sốt xuất huyết đang có kết quả bước đầu, với thử nghiệm đầu tiên về một vắc xin cùng một lúc chống được 3, 4 loại virus sốt xuất huyết, có hiệu quả với hơn 30% người tham gia thực nghiệm (của Sanofi Pasteur). Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, có rất nhiều lo ngại về sự phát triển của các loại virus kháng thuốc, đặc biệt với bệnh sốt rét, cũng như những khó khăn trong việc đối phó với bệnh dịch tay-chân-miệng.
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền : « Đứng về mặt các bệnh truyền nhiễm, có mấy bệnh gây ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thứ nhất là sốt rét, thứ hai là bệnh sốt xuất huyết, ba là, đối với những vùng Đông Nam Á có thêm những bệnh tay-chân-miệng. Cần phải nói, đây là những bệnh dịch có số lượng người bị mắc rất lớn.
Về sốt xuất huyết, thì trước đây bị hạn chế ở một số khu vực, nhưng trong những năm gần đây đã lan ra và gây dịch rất nhiều ở Châu Á và Mỹ Latinh. Đối với sốt xuất huyết, thì cho đến nay, mặc dù đã nghiên cứu rất nhiều, nhưng chưa có biện pháp nào khả dĩ có thể làm giảm được tỷ lệ mắc và tử vong. Cái này không có thuốc đặc hiệu. Hai năm gần đây có hy vọng có một vắc xin, nhưng các nghiên cứu hơi đáng thất vọng. Theo thông tin công bố trên các tạp chí y học, kết quả chưa mỹ mãn. Trong những năm tới, chúng ta phải đối phó với một thách thức rất lớn trong việc đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết.
Cái dịch bệnh thứ ba là tay-chân-miệng, ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây tại Việt Nam có hàng trăm ngàn cháu bị mắc. Bệnh này hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thứ hai là vắc xin cũng chưa làm được. (…) Điều trị chỉ mang tính nâng đỡ, chứ không phải trực tiếp diệt virus.
Đây là ba bệnh mà tôi thấy, vẫn phải tiếp tục đối phó trong năm 2012, dù có một số kết quả, nhưng tình hình nói chung vẫn là nguy hiểm, vì vậy chúng ta cần phải tập trung để có các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa.
Ngoài ra, còn các bệnh cúm, thì mặc dù về mức độ tử vong nói chung là thấp, gần đây, chúng ta biết có xuất hiện một số chủng virus mới. Cái này, giới y khoa tiếp tục theo dõi về mức độ tác hại của các virus mới, mức độ nhạy cảm của thuốc. Vì đối với cúm thì chúng ta có được một loại thuốc đặc hiệu (…), nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về kết quả. Nói chung, cúm là một nguy cơ đang treo lơ lửng đối với chúng ta. »
Thành tựu nghiên cứu chống sốt rét năm qua chưa có gì đáng kể
Theo các phương tiện truyền thông, một vết đen trong tổng kết về các thành tựu của y học năm 2012 là việc chế tạo vắc xin chống sốt rét. Vào giữa tháng 11/2012, có thông tin về thất bại của một vắc xin chống sốt rét, do GSK Anh Quốc thực nghiệm. Thực nghiệm kể trên đã được tiến hành với hàng nghìn trẻ em thuộc 11 nước Châu Phi Nam Sahara. Về lĩnh vực này, bác sĩ Lê Thành Đồng cho biết :
« Nói chung năm nay không có nhiều nổi bật. Năm nay cũng có một số thành tựu nghiên cứu về thuốc, về gen, về vắc xin… nhưng đó là những thông tin chưa được kiểm định chắc chắn. Đó mới chỉ là những nghiên cứu mang tính khởi sự thôi. Hội nghị cấp Bộ trưởng vừa rồi ở Úc mới đưa ra quyết định, phải đầu tư hơn nữa cho việc chống sốt rét. Vì thế giới cũng nhận xét là, sốt rét sẽ quay trở lại. Và Tổ chức Y tế Thế giới cũng rất quan tâm. Vừa rồi hội nghị lần thứ 63 của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Thái Bình Dương, tổ chức tại Hà Nội, cũng đề cập đến việc sốt rét kháng thuốc quay trở lại. Tôi nghĩ rằng, các vị lãnh đạo, các tổ chức quốc tế đã nhận thức được vấn đề, còn việc làm cụ thể thì năm qua chưa có gì. »
Ban Việt ngữ RFI xin trân trọng cảm ơn bác sĩ Trần Tịnh Hiền, bác sĩ Lê Thành Đồng và bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay
Xin cảm ơn quý thính giả đã theo dõi chương trình
Xin kính chúc quý vị một năm mới 2013 hạnh phúc và thành tựu. Hẹn gặp lại quý vị trong chương trình năm tới
Một số bài liên quan
Việt Nam đối phó với nạn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
Cộng đồng quốc tế nỗ lực diệt trừ dịch bệnh Sida
Thuốc Truvada với việc ngăn ngừa hiểm họa HIV
Việt Nam : Phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đối phó với dịch tay - chân - miệng và sốt xuất huyết tại Việt Nam
Một số thành tựu lớn của y học thế giới trong năm 2011
Chữa bệnh mà không dùng thuốc tại Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm