Christophe, Thiên đường tìm lại nhân 50 năm sự nghiệp
Đối với hầu hết các ca sĩ Pháp thành danh vào những năm 1960, năm 2013 là thời điểm ăn mừng 50 năm sự nghiệp của họ. Đó là trường hợp của Enrico Macias và Serge Lama, mỗi người đều đã trình làng album ‘‘mới’’. Riêng về các thần tượng nhạc trẻ Pháp thập niên 60, 2013 là năm của các nữ ca sĩ Sheila và France Gall, phía nam có Adamo và Christophe.
Tất cả các gương mặt này đều đã dấn thân vào nghề ca hát vào năm 1963, tức là một năm sau Françoise Hardy và Sylvie Vartan. Trong trường hợp của Christophe, anh thật sự nổi danh vào năm 1965 nhờ tình khúc Aline. Bài hát đã phá kỷ lục số bán với hơn một triệu đĩa đơn chỉ riêng trong mùa hè năm ấy.
Nhưng Aline không phải là đĩa nhựa đầu tay của Christophe. Ca khúc đầu tiên mà anh đã ghi âm là nhạc phẩm Reviens Sophie (tạm dịch là Người yêu ơi, xin trở lại) Bài hát này đã được phát hành cách đây đúng nửa thế kỷ, cùng một năm với ca khúc đầu tay của Adamo (Sans toi ma mie), France Gall (Ne sois pas si bête) và Sheila (Jolie petite Sheila, phiên bản tiếng Pháp của bài Sweet Little Sheila của Tommy Roe).
Khác với các bạn đồng nghiệp, Christophe thú thật là anh không muốn ăn mừng 50 năm sự nghiệp ca hát, khi trả lời phỏng vấn truyền hình nhân ngày chủ nhật 27/01/2013 vừa qua. Chữ ăn mừng ở đây hiểu theo nghĩa thương mại, tức là các hãng đĩa tranh thủ thời cơ nhân sinh nhật năm chẵn để kinh doanh băng đĩa.
Ngược lại, Christophe muốn chia sẻ với khán giả, gặp gỡ giới hâm mộ, đã trung thành với anh từ nhiều thập niên qua. Có lẽ cũng vì thế mà anh sẽ mừng 50 năm sự nghiệp của mình trên sân khấu. Sau hai buổi biểu diễn cuối tháng giêng tại nhà hát Marigny ở Paris, anh sẽ lên đường lưu diễn cho đến cuối tháng ba.
Đợt trình diễn này mang tên là Intime Tour, hiểu theo nghĩa thân mật. Một mình trên sân khấu, Christophe sẽ hát lại những sáng tác ưng ý nhất của mình chứ không phải là những bài hát ăn khách nhất. Ca sĩ Pháp chọn lối hòa âm rất mộc, hát một mình với tiếng đệm của đàn piano, đàn ghi ta hay đàn phím điện tử.
Một cách để làm nổi bật cái tài soạn giai điệu rất lọt tai của anh (melody maker), trước khi có hai hiện tượng Michel Polnareff và Michel Berger trogn làng nhạc Pháp. Nhạc phẩm Adieu Jolie Candy mà Michel berger đã viết vào năm 1968, dưới một bút danh khác, một phần là do ảnh hưởng của tình khúc Aline.
Song song với đợt trình diễn tại Pháp đầu năm 2013, vào giữa tháng ba sắp tới, Christophe sẽ cho ra mắt tập nhạc mang tựa đề Paradis Retrouvé (có nghĩa là Thiên đường tìm lại). Album này tập hợp 13 ca khúc sáng tác trong giai đoạn mười năm từ 1972 đến 1982, nhưng chưa bao giờ được phổ biến trên băng đĩa hay qua các tour biểu diễn.
Đó cũng là giai đoạn hợp tác giữa Christophe với nhạc sĩ Jean Michel Jarre (con trai của Maurice Jarre), đều có hợp đồng ghi âm với hãng đĩa (Francis) Dreyfus. Hai ca khúc tiêu biểu của thời kỳ này là Les Mots Bleus (tạm dịch là Chữ xanh Mắt tình) và Les Paradis Perdus (Thiên đường đánh mất). Do vậy, album phát hành vào tháng ba năm 2013 mới có tựa là Thiên đường tìm lại (Paradis Retrouvé).
Bên cạnh đó, còn có việc tái bản các album trước của Christophe, các tập nhạc này điều chỉnh lại phần hòa âm và được phát hành với hình bìa gốc. Đây là dịp để nghe các bản nhạc phim hay là các bản nhạc demo ghi âm thử cho các ca sĩ khác, mà Christophe đã sáng tác với một bút danh khác hay với tên thật của mình là Daniel Bevilacqua.
Điều đó cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau của một tài năng soạn nhạc, trong khi các hãng đĩa nhà khi cho phát hành đĩa đơn chỉ muốn nhấn mạnh trên một khía cạnh duy nhất : Christophe chỉ sáng tác nhạc tình và chuyên hát nhạc tình.
Trong những năm gần đây, Christophe đã chuyển hẳn sang dòng nhạc thử nghiệm, trong đó ca từ, giai điệu không còn nhất thiết là cốt lõi của bản nhạc, mà lại là cái thế giới âm thanh, không gian đầy tiếng động mà nhà sáng tác nỗ lực tìm tòi, gầy dựng.
Ngược dòng thời gian trở về năm 1977, thời mà tập nhạc Le Beau Bizarre của Christophe được giới phê bình xếp vào danh sách những album nhạc rock hay nhất mọi thời đại. Điều đó có nghĩa là Christophe đã hai lần chuyển hướng, nhưng trong tâm trí của công chúng, hình ảnh của anh chỉ được gắn liền với nhạc phẩm Aline.
Khi nghe kỹ lại các bản nhạc của Christophe, ta sẽ thấy là bản nhạc đầu tay của anh mang tựa đề Reviens Sophie, đậm chất blues và rock, mang nhiều ảnh hưởng của Robert Johnson và John Lee Hooker, hai nghệ sĩ nhạc blues mà anh hằng ngưỡng mộ. Nhưng do ca khúc này không thành công, cho nên sau đó các hãng đĩa chỉ tập trung khai thác các tình khúc ướt át lãng mạn của tác giả này. Điều đó phần nào giải thích vì sao ngòi bút của Christophe đã không được đánh giá đúng mức trong vòng nhiều thập niên liền.
Với thời gian năm tháng, Christophe để lại trong lòng người mến mộ hình ảnh của một dandy, một giọng ca đào hoa với phong cách lịch lãm. Ngoài những ca khúc lãng mạn tha thiết như Tay trong tay, Thú đau thương hay Đời là một câu chuyện tình, Christophe ngay từ đầu những năm 1970 đã viết ca khúc như thể đạo diễn dựng phim, những album concept thời đó xen kẻ những đoản khúc với những bài hát dài tới 9 phút.
Người khác có thể chỉ thích mạo hiểm trong trí tưởng tượng, phiêu lưu vào thế giới hình ảnh, còn Christophe chỉ thích làm lãng tử âm thanh, du ca đồng hành, ghi khắc chân dung trong ảo ảnh giấc mộng, vẽ lại dấu vết trong hành trình bất động.
Khác với các bạn đồng nghiệp, Christophe thú thật là anh không muốn ăn mừng 50 năm sự nghiệp ca hát, khi trả lời phỏng vấn truyền hình nhân ngày chủ nhật 27/01/2013 vừa qua. Chữ ăn mừng ở đây hiểu theo nghĩa thương mại, tức là các hãng đĩa tranh thủ thời cơ nhân sinh nhật năm chẵn để kinh doanh băng đĩa.
Ngược lại, Christophe muốn chia sẻ với khán giả, gặp gỡ giới hâm mộ, đã trung thành với anh từ nhiều thập niên qua. Có lẽ cũng vì thế mà anh sẽ mừng 50 năm sự nghiệp của mình trên sân khấu. Sau hai buổi biểu diễn cuối tháng giêng tại nhà hát Marigny ở Paris, anh sẽ lên đường lưu diễn cho đến cuối tháng ba.
Đợt trình diễn này mang tên là Intime Tour, hiểu theo nghĩa thân mật. Một mình trên sân khấu, Christophe sẽ hát lại những sáng tác ưng ý nhất của mình chứ không phải là những bài hát ăn khách nhất. Ca sĩ Pháp chọn lối hòa âm rất mộc, hát một mình với tiếng đệm của đàn piano, đàn ghi ta hay đàn phím điện tử.
Một cách để làm nổi bật cái tài soạn giai điệu rất lọt tai của anh (melody maker), trước khi có hai hiện tượng Michel Polnareff và Michel Berger trogn làng nhạc Pháp. Nhạc phẩm Adieu Jolie Candy mà Michel berger đã viết vào năm 1968, dưới một bút danh khác, một phần là do ảnh hưởng của tình khúc Aline.
Song song với đợt trình diễn tại Pháp đầu năm 2013, vào giữa tháng ba sắp tới, Christophe sẽ cho ra mắt tập nhạc mang tựa đề Paradis Retrouvé (có nghĩa là Thiên đường tìm lại). Album này tập hợp 13 ca khúc sáng tác trong giai đoạn mười năm từ 1972 đến 1982, nhưng chưa bao giờ được phổ biến trên băng đĩa hay qua các tour biểu diễn.
Đó cũng là giai đoạn hợp tác giữa Christophe với nhạc sĩ Jean Michel Jarre (con trai của Maurice Jarre), đều có hợp đồng ghi âm với hãng đĩa (Francis) Dreyfus. Hai ca khúc tiêu biểu của thời kỳ này là Les Mots Bleus (tạm dịch là Chữ xanh Mắt tình) và Les Paradis Perdus (Thiên đường đánh mất). Do vậy, album phát hành vào tháng ba năm 2013 mới có tựa là Thiên đường tìm lại (Paradis Retrouvé).
Bên cạnh đó, còn có việc tái bản các album trước của Christophe, các tập nhạc này điều chỉnh lại phần hòa âm và được phát hành với hình bìa gốc. Đây là dịp để nghe các bản nhạc phim hay là các bản nhạc demo ghi âm thử cho các ca sĩ khác, mà Christophe đã sáng tác với một bút danh khác hay với tên thật của mình là Daniel Bevilacqua.
Điều đó cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau của một tài năng soạn nhạc, trong khi các hãng đĩa nhà khi cho phát hành đĩa đơn chỉ muốn nhấn mạnh trên một khía cạnh duy nhất : Christophe chỉ sáng tác nhạc tình và chuyên hát nhạc tình.
Trong những năm gần đây, Christophe đã chuyển hẳn sang dòng nhạc thử nghiệm, trong đó ca từ, giai điệu không còn nhất thiết là cốt lõi của bản nhạc, mà lại là cái thế giới âm thanh, không gian đầy tiếng động mà nhà sáng tác nỗ lực tìm tòi, gầy dựng.
Ngược dòng thời gian trở về năm 1977, thời mà tập nhạc Le Beau Bizarre của Christophe được giới phê bình xếp vào danh sách những album nhạc rock hay nhất mọi thời đại. Điều đó có nghĩa là Christophe đã hai lần chuyển hướng, nhưng trong tâm trí của công chúng, hình ảnh của anh chỉ được gắn liền với nhạc phẩm Aline.
Khi nghe kỹ lại các bản nhạc của Christophe, ta sẽ thấy là bản nhạc đầu tay của anh mang tựa đề Reviens Sophie, đậm chất blues và rock, mang nhiều ảnh hưởng của Robert Johnson và John Lee Hooker, hai nghệ sĩ nhạc blues mà anh hằng ngưỡng mộ. Nhưng do ca khúc này không thành công, cho nên sau đó các hãng đĩa chỉ tập trung khai thác các tình khúc ướt át lãng mạn của tác giả này. Điều đó phần nào giải thích vì sao ngòi bút của Christophe đã không được đánh giá đúng mức trong vòng nhiều thập niên liền.
Với thời gian năm tháng, Christophe để lại trong lòng người mến mộ hình ảnh của một dandy, một giọng ca đào hoa với phong cách lịch lãm. Ngoài những ca khúc lãng mạn tha thiết như Tay trong tay, Thú đau thương hay Đời là một câu chuyện tình, Christophe ngay từ đầu những năm 1970 đã viết ca khúc như thể đạo diễn dựng phim, những album concept thời đó xen kẻ những đoản khúc với những bài hát dài tới 9 phút.
Người khác có thể chỉ thích mạo hiểm trong trí tưởng tượng, phiêu lưu vào thế giới hình ảnh, còn Christophe chỉ thích làm lãng tử âm thanh, du ca đồng hành, ghi khắc chân dung trong ảo ảnh giấc mộng, vẽ lại dấu vết trong hành trình bất động.
J'avais dessine sur le sable
son doux visage
qui me souriait
puis il a plu sur cette plage
dans cet orage elle a disparu
Et j'ai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
et j'ai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Je me suis assis auprès de son âme
mais la belle dame cètait enfuie
je lai cherchée sans plus y croire
et sans un espoir pour me guider
Et j'ai crié, crié, Aline! Pour quelle revienne
et j'ai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Je nai gardé que ce doux visage
comme une épave sur le sable mouillé
Et jai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
Et jai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Et jai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
Et jai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Et jai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
Et jai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
son doux visage
qui me souriait
puis il a plu sur cette plage
dans cet orage elle a disparu
Et j'ai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
et j'ai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Je me suis assis auprès de son âme
mais la belle dame cètait enfuie
je lai cherchée sans plus y croire
et sans un espoir pour me guider
Et j'ai crié, crié, Aline! Pour quelle revienne
et j'ai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Je nai gardé que ce doux visage
comme une épave sur le sable mouillé
Et jai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
Et jai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Et jai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
Et jai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Et jai crié, crié, Aline! Faut quelle revienne
Et jai pleuré, pleuré, Oh j'avais trop de peine
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm