Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

" Dũng Lò Vôi " kiếm tiền cho Cựu Thủ Tướng CSVN Võ văn Kiệt !

" Dũng Lò Vôi " kiếm tiền cho Cựu Thủ Tướng CSVN Võ văn Kiệt ! http://www.tinparis.net/thoisu/2008_03_02_DungLOVOI_CSVN.html
     TinParis. Những lúc gần đây, trên diễn đàn Internet, một tài liệu như dưới đây tố cáo "Dũng lò vôi" rất chính xác khiến chúng ta tự hỏi: " Ai chủ mưu và ai có lợi trong việc nầy đây ? . Tại sao lúc nầy ? ".
Từ khi bọn cầm quyền CSVN hiện tại cho một loạt tướng tá ngành công an về hưu, 
chúng ta đã thấy trong nước xuất hiện từ cuối năm nay những khó khăn " giả tạo "  như biểu tình chống Trung Cộng Hoàng Sa - Trường Sa, hoặc thật sự như " nhân công đình công ", " dân oan ", "lấy đất Tòa Khâm Sứ Thiên Chúa Giáo ", v.v.. Đồng thời tại Hải Ngoại, CSVN cho  giật dây   các tay sai nằm vùng về tôn giáo ( Giao Điểm, Phong Trào Phật Giáo Về Nguồn, Nhất Hạnh, Phật Giáo VN Hải Ngoại của nhóm Phật Giáo Quốc Doanh, Thân Hữu Già Lam,v.v..) để làm suy yếu Giáo Hôi Phật Giáo VNTN của Nhị vị HT Huyền Quang và Quảng Độ. Về lãnh vực truyền thông, CSVN đã công khai ca ngợi cáo già Hồ Chí Minh với Báo Người Việt tại Cali, báo San Diego Người Việt Today News.


Phụ giúp chúng, Băng Đảng Mafia Việt Tân gây chia rẽ Cộng Đồng bằng cách từ đầu năm 2007 ra tay chiêu dụ đám " hoạt đầu chánh trị " ghi tên trong một danh sách để " xin về ứng cử Dân Biểủ Quốc Hội vừa qua " cho đến khi vỡ mộng. Bọn "hoạt đầu " đang hồi họp và xấu hổ chờ đợi  giờ phút  bọn Việt Tân cho " xì " danh sách ra !  Đúng là " bọn hoạt đầu ngu ngốc đó " đã bị Việt Tân - CSVN cho ăn bánh vẽ và cấy cho " lá SINH TỬ Phù ". Chuyện nầy nhắc cho TinParis nhớ đến những " chánh khách " trong quyển sách " Đại Hội Đảo Điên" của Nguyễn đình Nhân (*)

Hiển nhiên tài liệu dưới đây là do một phe "CSVN" tung ra để hại phe Võ Văn Kiệt mà tiền bạc đã tẩu tán sang hải ngoại một phần lớn, thúc đẩy cho bên cầm quyền phải " thẳng tay " không thế nào " che đậy nữa được ". Chưa kể đến gia đình của " Tướng Võ Nguyên Giáp " ? Bứt giây động rừng chăng ?
Chúng ta hãy chờ coi dân chúng  trong nước sẽ phản ứng như thế nào ? Chương trình chống tham nhũng sẽ đẩy mạnh  hay " đâu lại vào đấy " ? Phải chăng dân VN quá nhu nhược, hay là chính họ " tự chọn vai trò nô lệ" để phục vụ các tay độc tài CSVN như nhà văn hào Pháp La Boétie đã mô tả trong quyển " Discours  De La servitude volontaire " ( Luận về việc tự nguyện làm nô lệ ) cách đây gần 5 thế kỷ ( 1530 - 1563)?



______________________________

  • Nói về DŨNG LÒ VÔI.
Dũng LÒ VÔI là ai??? Đã có hàng trăm câu hỏi như thế rồi. Nhưng hôm nay không còn bí mật gì cã. Là một công an cấp thấp, tuy nhiên vì lớn lên cùng miền với Năm Cam nên tính gian hùng không thua kém gì đâu? Như vậy, với một chức vụ thấp làm sao hắn tác oai tác quái như vậy được???
Dũng Lò Vôi
Câu trã lời chính thức là BÀ SÁU DÂN, tức phu nhân ông Võ Văn Kiệt. Với một chức công an quèn như vậy mà cất lên, tất phải có Ô Dù, Dũng lò vôi, sau khi phục viên đã bôn ba với cái lò vôi nghèo, nhưng khôn ngoan lọt vào mắt xanh của bà Sáu Dân ( Cháu của đồng chí Tố Hữu, một tên văn nô cho Nga Sô với câu thơ bất hủ "Này Ông Xit Ta Lin ơi, Thương cha thương một thương ông thương mười"), chính Dũng lò vôi nhận mình là con nuôi của bà sáu Dân để doạ nạt dân đen hay, hay chính hắn là con rơi của Bà ấy. Nhưng cũng có thể cả hai, vì hắn làm được việc, nên bộ sậu Sáu Dân, Phan văn Khãi mới dùng hắn để che mắt mọi người ...
Dũng lò vôi phất lên được trong thời kỳ Thũ tướng Võ Văn Kiệt, là một người can đãm đứng tên trên các doanh nghiệp, làm bia đở đạn cho các bậc trưởng thượng, ăn chia bạc triệu ...

Lý do dựa thế con nuôi bà sáu Dân, nên tất cả dự tính của trung ương hắn điều biết, như việc qua mắt cơ quan trung ương Ðãng về kiểm soát, theo dõi trên địa bàn Bình Dương. Chuyên như sau, lúc đó cũng trong thời Sáu dân làm Thủ Tướng, cơ quan trung ương đãng về kiểm kê, nơi bất động sản của hắn, Dũng không ngần ngại treo một tấm biển phía trước cửa với những dòng chữ như sau "Cơ Sở Công An Sông Bé", khi cơ quan kiểm soát trung ương đãng đi rồi hắn gở xuống, như thế là xong. Hắn từng nói một câu bất hủ "Tôi là con chuột nhắt, Trung ương Ðảng là con Mèo, nhưng con mèo có mang Lục-Lạc", cái lục lạc trung ương chính là bà sáu Dân rồi!!!
"Dũng Lò vôi" chủ nhân
của Đại Nam Quốc Tự
với tương của " già Hồ "
Ðừng lạ lùng, khi Võ Thị Lan Anh mở câu lạc bộ LAN ANH, vốn bỏ ra cả triệu Đô-la, nếu không phải con gái rượu ông Võ Văn Kiệt thời bấy giờ sao??? Dũng lò vôi chịu trách nhiệm đứng tên trên doanh nghiệp cho các Cớm Cội, nên được Sáu Dân đưa vào ứng viên dự khuyết trung ương Đãng lúc ấy. Có lần một đứa con hắn mất Dũng làm đám tang, dân chầu rìa kéo đến đưa tang đến hàng 3 cây số. Cũng trong thời bao che, chia chác Sáu Dân, có lần xí nghiệp do hắn đứng tên có vài trăm công nhân ngộ độc thức ăn, báo phanh phui ra, Dũng mướn hàng trăm người thức nửa khuya, trước các sạp báo ở Sài-Gòn chận mua hết báo đem đốt để phi tang ...

Có lần các cấp cơ sở Tỉnh Bình Dương biết bà Sáu Dân đến họ chờ trên phòng họp tỉnh đến mõi con mắt, nhưng sau đó lại nhận được tin, bà ấy không đến tỉnh ủy mà đến nhà Dũng Lò Vôi, và đã đi về rồi (chắc chắn trên tay là một bó tiền). Nhà Dũng lò vôi ở đối diện với bệnh viện Bình Dương. Vì là được việc cho quan thầy nên Dũng có tiền, có chức. Chính Dũng Lò Vôi giới thiệu con gái của Phan Văn Khải về lấy chồng ở Bình Dương, chồng của con Phan Vãn Khải cũng là Công an trên ấy, nhà họ gần khu Ðình Bà Lụa, con ruột Phan văn khải lại dính líu tới 5 Cam, bắn người chết tại phòng trà Phi Thuyền, để ém việc ấy Khải đưa nó đi DU HỌC sang Canada, hiện nay ở Vancouver.
  • Hàng trăm tỷ đồng của nhà nước vào tay một "công ty gia đình" ( Trích Báo Tuổi Trẻ  ngày 29.11.2001 )
Sự thật về những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quản lý sử dụng đất tại tỉnh Bình Dương liên quan đến ông Huỳnh Phi Dũng, nguyên tổng giám đốc Công ty Thương mại XNK Thanh Lễ đã được phơi bày trong báo cáo của Bộ Công an. Ông Dũng hiện là Chủ tịch Hiệp hội xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương và là đại biểu Quốc hội.

Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ là doanh nghiệp nhà nước được tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) thành lập từ năm 1991, do ông Huỳnh Phi Dũng làm giám đốc. Tháng 8/1994, UBND tỉnh đã giao khu đất trên 160 ha tại căn cứ Sóng Thần cho Công ty Thanh Lễ để lập phương án đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp.

Thế nhưng tháng 7/1994, Công ty Thanh Lễ đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Phi Long "cùng liên kết vốn kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần" (mặc dù trong hồ sơ trình Chính phủ sau này không hề nêu hình thức hợp đồng liên doanh kiểu này). Trong hợp đồng thỏa thuận, Công ty Phi Long chỉ góp vốn chia lợi nhuận, không trực tiếp quyết định các vấn đề của liên doanh. Lợi nhuận chia theo tỷ lệ 50/50.

Tháng 9/1994, ông Huỳnh Phi Dũng lập tờ trình UBND tỉnh cho triển khai phương án sử dụng đất, trong đó đề nghị chấp thuận thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho các cá nhân, doanh nghiệp và đã được Chủ tịch tỉnh Hồ Minh Phương chấp thuận. Có bửu bối trong tay, ông Dũng đã ký 57 hợp đồng chuyển nhượng mặt bằng sản xuất công nghiệp mà thực chất là chuyển quyền sử dụng đất cho 13 đơn vị cá nhân (chủ yếu thuộc nhóm các Công ty Minh Phụng - Epco), thu về trên 130 tỷ đồng.

Điều quan trọng là phi vụ trên, Công ty Phi Long đã được chia lời 30 tỷ đồng.

Tháng 9/1995, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt phương án đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần và ký quyết định cho Công ty Thanh Lễ thuê đất để đầu tư xây dựng. Công ty Thanh Lễ tiếp tục ký các hợp đồng thuê lại đất với giá 23 USD/m2, trả tiền thuê một lần. Tổng cộng doanh thu chuyển nhượng mặt bằng và cho thuê đất từ năm 1995 đến 2000 của công ty Thanh Lễ đã lên tới trên 370 tỷ đồng, sau khi nộp thuế doanh thu, Công ty Phi Long được chia trên 177 tỷ đồng.

Phi Long là ai?

Thực chất, đây là công ty gia đình của ông Huỳnh Phi Dũng và một số cán bộ chủ chốt của Công ty Thanh Lễ. Giám đốc Công ty Phi Long không ai xa lạ mà chính là vợ của ông Dũng là bà Trần Thị Tuyết. Trong danh sách cổ đông còn có bà Đào Thị Thanh Nguyên, nguyên là kế toán trưởng Công ty Thanh Lễ (nay là Tổng giám đốc Công ty Thanh Lễ), Phó tổng giám đốc Thanh Lễ ông Nguyễn Hữu Phước, và cha ruột, cha vợ ông Dũng.

Trên sổ sách kế toán của Thanh Lễ đã chứng minh rằng, chỉ tính đến cuối năm 1995, Thanh Lễ đã chuyển cho Phi Long số tiền lên tới 84 tỷ đồng tiền chia doanh thu chuyển nhượng mặt bằng đất.

Tháng 4/2000, Công ty Phi Long sau khi hoàn tất nhiệm vụ gom một khoản tài sản kếch xù của nhà nước, liền biến thành Công ty TNHH Phi Long, các cổ đông khác được trả lại vốn góp, trừ cổ đông thuộc công ty gia đình ông Dũng. Cũng ngay trong tháng này, Công ty TNHH Phi Long hợp nhất với một công ty khác của gia đình ông Dũng là Công ty Hoàng Gia thành Công ty TNHH Hoàng Gia Cát Tường với số vốn đăng ký lên tới 90 tỷ đồng.

Những kẻ bảo kê cho Phi Long và Thanh Lễ

Tháng 3/1993, trong kết luận về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất quốc phòng, Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ: "Trong khi Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định thì Bộ Quốc phòng và UBND địa phương nhất thiết không được tự ý cấp đất cho một tổ chức hay cá nhân nào sử dụng". Nhưng Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Minh Phương vẫn hạ bút ký giao đất cho Thanh Lễ và chấp thuận cho công ty này được quyền chuyển nhượng mặt bằng.

Đáng kinh ngạc hơn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mức thu tiền thuê đất ở khu Sóng Thần là 65 tỷ đồng nhưng Sở địa chính, Chi cục thuế tỉnh Bình Dương chỉ thu có... 21 tỷ. Tháng 11/1995, khi ký hợp đồng thuê đất với Công ty Thanh Lễ, Sở Địa chính xác định tiền thuê đất 210 đồng/m2/năm và tháng 11/1996, UBND tỉnh quyết định phê duyệt đơn giá chính thức là 355 đồng/m2/năm. Nhưng tháng 3/1997, Cục Thuế lại miễn giảm 30% tiền thuế đất. Tính chung ngân sách nhà nước thất thu trong vụ này là 44,2 tỷ đồng.

Đây chỉ là một trong rất nhiều phi vụ khác liên quan đến công ty gia đình Huỳnh Phi Dũng.

(Theo Tuổi Trẻ)

  •  Phóng sự-Điều tra Một kết luận “giơ thấp, đánh khẽ”?
  Trích từ site web CSVN www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=8&DocID=8642
 Cập nhật: 26-10-2005
 
Cơ quan chức năng vừa khởi tố, bắt giam ông Lương Cao Khải, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo khối kinh tế tổng hợp (Vụ 2), Thanh tra Chính phủ (TTCP), do có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đặc biệt, khi thanh tra Dự án tuyến kho cảng LPG Thị Vải, kết luận của đoàn thanh tra (do ông Khải làm trưởng đoàn) bị đánh giá là
  • Vụ Công ty Thanh Lễ và CTCP Phi Long tại KCN Sóng Thần đã khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi
Cơ quan điều tra: “Vụ việc nghiêm trọng”?

Tháng 8/1994, UBND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) ra quyết định giao 165 ha đất thuộc Căn cứ 301, Sóng Thần cho Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ (gọi tắt là Công ty Thanh Lễ) thực hiện phương án đầu tư cơ sở hạ tầng. Trước đó, Công ty Thanh Lễ (do ông Huỳnh Phi Dũng làm Tổng giám đốc) đã liên doanh với CTCP Phi Long đầu tư xây dựng KCN Sóng Thần, theo tỷ lệ ăn chia 50/50. Ngay sau khi vụ việc vỡ lở, cơ quan điều tra vào cuộc (thời điểm năm 2001 - 2002) và kết luận: hình thức liên doanh này không có trong hồ sơ trình Chính phủ và phê duyệt phương án đầu tư của UBND tỉnh Sông Bé. Tuy nhiên, thông qua cái gọi là “liên doanh”, cả 2 doanh nghiệp Thanh Lễ và Phi Long đã tự chuyển nhượng mặt bằng (sau này là cho thuê đất) cho hàng chục đơn vị, cá nhân khác, với tổng trị giá trên 374,668 tỷ đồng (vi phạm Luật Đất đai năm 1993) và “chia” cho Công ty Phi Long “khoản lợi” lên đến 159 tỷ đồng.

Cũng theo kết luận của cơ quan điều tra, Công ty Phi Long chính là công ty của gia đình ông Huỳnh Phi Dũng (do vợ là bà Trần Thị Tuyết làm giám đốc) và nhiều thành viên trong gia đình. Với kiểu “hợp tác” này, số tiền của quỹ đất nhà nước từ “công ty chồng” (Thanh Lễ) được chuyển một cách hợp pháp vào “công ty vợ” (Phi Long).
Điều đáng nói là việc xin đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Sóng Thần của Công ty Thanh Lễ đã được tỉnh Sông Bé… phê duyệt từ tháng 8/1994 trong khi mãi sau này (9/1995), Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 577/1995/QĐ-TTg, cho phép Công ty Thanh Lễ thuê đất để đầu tư xây dựng. Tỉnh Sông Bé còn ra quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, đơn vị có hợp đồng chuyển nhượng mặt bằng của Công ty Thanh Lễ năm 1995 không đúng đối tượng (theo Nghị định 18/CP, các đối tượng này chỉ được thuê, không được giao đất khi chưa có quyết định thu hồi đất quân đội đang sử dụng).
Cơ quan điều tra nhận định: “Các hành vi làm trái trên đã dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: toàn bộ số tiền chuyển nhượng mặt bằng, thực chất là tiền từ quỹ đất của Nhà nước đã được chuyển 50% giá trị, tương đương 159 tỷ đồng cho gia đình ông Huỳnh Phi Dũng chiếm đoạt, sử dụng” và khẳng định: “Đây là hành vi phạm tội 'Cố ý làm trái quy định về Quản lý kinh tế của Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (Điều 174, Bộ luật Hình sự) và vi phạm các quy định về quản lý đất đai của Nhà nước (Điều 180, Bộ luật Hình sự)”. Hai đối tượng vi phạm chính được cơ quan điều tra nêu tên là ông Hồ Minh Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (đã nghỉ hưu - P.V) và ông Huỳnh Phi Dũng (Tổng giám đốc Công ty Thanh Lễ trong thời gian từ năm 1991 đến tháng 8/1997).

Thanh tra: “Kiểm điểm, rút kinh nghiệm”?

Theo kết luận của Cơ quan điều tra, thì vụ việc này là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự “nghiêm trọng” này đã được “giảm tông” đến mức không thể hiểu nổi ngay trong kết luận của Thanh tra Nhà nước (nay là TTCP). Nhiều cán bộ thanh tra công tác trong ngành vẫn còn nhớ, đầu năm 2002, khi TTCP thành lập Đoàn thanh tra liên ngành (gồm TTCP, Tổng cục Địa chính, Bộ Tài chính) tại Công ty Thanh Lễ xung quanh việc sử dụng đất và hợp tác kinh doanh của Công ty Thanh Lễ và Phi Long, bất ngờ, Trưởng đoàn Thanh tra lúc bấy giờ là một phó vụ trưởng Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo khối địa phương (Vụ 4) đã từ chối giữ chức Trưởng đoàn và “xin nghỉ phép” để tránh ký vào bản kết luận bị xem là “có vấn đề” (như cách nói của nhiều cán bộ TTCP bây giờ).

Trong bản kết luận trình Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra nhận định: “Việc UBND tỉnh Sông Bé có quyết định giao đất cho Công ty Thanh Lễ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp trong KCN là sai trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại các điều 6,18,21,30 Luật Đất đai 1993”. Thế nhưng, khi đề cập hợp đồng liên doanh giữa Công ty Thanh Lễ-Phi Long, kết luận thanh tra cho rằng “thực chất là hình thức chiếm dụng nguồn vốn được hình thành từ nguồn tiền trả trước một lần của các nhà đầu tư thuê đất”, mà không hề nhắc tới tính pháp lý (không hợp pháp), nguồn gốc “công ty gia đình” Thanh Lễ-Phi Long.

Xét nguyên nhân khách quan, kết luận thanh tra cho là mô hình KCN Sóng Thần ra đời sớm nhất trong cả nước, nên vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, nhất là việc cho phép liên doanh giữa công ty nhà nước (Thanh Lễ) và CTCP (Phi Long). Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân là “cơ chế quản lý, hạch toán kế toán, phân phối tài chính tại thời điểm đó chưa có hướng dẫn cụ thể” và rất nhiều “nguyên nhân khách quan” khác.
Kết luận thanh tra cũng không nhắc gì tới việc chuyển số tiền 159 tỷ đồng (thu từ việc bán quỹ đất nhà nước) từ “Công ty chồng” (Thanh Lễ) qua “Công ty vợ” (Phi Long), thậm chí còn “phân tích”: “Sau khi đã tạm quyết toán, từ năm 1995 - 2000, số tiền được tạm chia từ hoạt động kinh doanh 165 ha đất theo tỷ lệ 50/50 là 33,229 tỷ đồng, khoản tiền này chưa phải là kết quả cuối cùng của hoạt động liên kết kinh doanh, các bên tham gia liên kết kinh doanh còn phải chi trả các loại chi phí như lãi vay vốn đầu tư….

Theo tỷ lệ góp vốn thực tế, số tiền mà Công ty Phi Long được tạm chia chỉ là 32,423 tỷ đồng, số tiền được tạm chia cao hơn tỷ lê thực vốn góp là 797 triệu đồng..”. Đoàn thanh tra còn đưa ra những kiến nghị giống như thể “vẽ đường” cho khoản tiền 274,2 tỷ đồng (là doanh thu thuần từ khách hàng thuê đất) theo cách: nếu cần thiết thì thành lập một pháp nhân thứ 3 để quản lý, sử dụng số tiền này… Lạ lùng hơn, thanh tra yêu cầu “Công ty chồng” (Thanh Lễ) phải thu hồi 797 triệu đồng đã tạm chia quá tỷ lệ thực góp vốn cho “Công ty vợ” (Phi Long). Thậm chí, đoàn thanh tra còn kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh Bình Dương dùng tiền từ quỹ đất để hỗ trợ một phần tương đương 9,061 tỷ đồng trong số 40 tỷ đồng (số tiền Công ty Thanh Lễ đã đền bù, di dời cho Quân đoàn 4) mà Thanh Lễ phải chịu để tính vào chi phí đầu tư dự án?

Cuối cùng, kết luận thanh tra đưa ra hướng xử lý là “tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm” việc tiếp nhận, giao đất khi chưa có quyết định của Thủ tướng, chứ không đề cập hình thức xử lý hành chính, hình sự nào. Điều này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về tính công minh, nghiêm túc và độ khách quan của người tham gia thanh tra!.


(*) Chuyện nầy nhắc cho TinParis nhớ đến những " chánh khách " trong quyển sách " Đại Hội Đảo Điên" của Nguyễn đình Nhân (( quý vị nào chưa đọc nên mua cuốn nầy mà xem - Xin Bấm vào đây để đọc phần giới thiệu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm