Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

12 món ăn vặt vỉa hè không thể bỏ qua ở Sài Gòn

12 món ăn vặt vỉa hè không thể bỏ qua ở Sài Gòn






Bánh tráng trộn, hủ tiếu gõ, gỏi bò khô... đều là những món quà vặt Sài Thành nhất định bạn phải thưởng thức.






Ẩm thực Sài Gòn, một nơi hội tụ nét văn hóa ẩm thực đặc trưng nhiều vùng miền khác nhau. Các món ngon không chỉ được phục vụ trong những nhà hàng, quán ăn sang trọng mà ngay cả ẩm thực vỉa hè cũng như một "mê lộ" khiến bạn khó lòng mà thoát ra được. Các món ăn vặt vỉa hè Sài Gòn có một mức giá bình dân nhưng hương vị món ăn ngon tuyệt, lạ miệng mà ai đã từng nếm qua thì không dễ dàng quên được.






1. Bánh tráng trộn/nướng


Bánh tráng trộn là một trong số những món ăn vặt có nguyên liệu chế biến đơn giản nhất nhưng ngon khỏi chê. Chỉ với nguyên liệu đơn giản như bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ, các thành phần còn lại thay đổi theo người bán, thường là phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng,... nhưng khi trộn đều với nước mắm sốt me ngọt và rau răm, món ăn lại mang một hương vị khá thơm ngon, ăn hoài không chán.











Bánh tráng nướng được phết một lớp trứng cút lên bề mặt cùng với thịt băm và mỡ hành, nướng kỹ cho đến khi có màu vàng rộm và vị thơm của trứng lan tỏa. Bánh tráng nướng không chỉ là món ăn hấp dẫn các chị em mà cánh đàn ông cũng khó từ chối chiếc bánh nóng hổi, giòn và thơm phức này.





Một số điều mà hành khách đi máy bay ít biết

Một số điều mà hành khách đi máy bay ít biết

REUTERS

Đức Tâm
Máy bay giờ đây là phương tiện giao thông gần như phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều điều mà hành khách không biết khi đi máy bay và chính các hãng hàng không cũng không muốn nói rõ. Vừa qua, trang mạng Slate.fr đã gặp một phi công của hãng Air France để hỏi một số điều và những câu trả lời của chuyên gia này gây ngạc nhiên, thậm chí gây lo sợ cho những ai vốn không ưa thích đi máy bay.

Nghi lễ HARAKIRI của một sĩ quan Nhật

Nghi lễ HARAKIRI của một sĩ quan Nhật

Đây là những hình ảnh được các binh sĩ Mỹ ghi lại trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 về nghi lễ tự sát bằng cách mổ bụng của một sĩ quan của quân đội Nhật Bản - một nghi thức bảo vệ danh dự của những võ sĩ samurai huyền thoại.
Harakiri 
 Tự mổ bụng là một nghi thức cổ xưa có từ thời Edo của Nhật Bản. Nó còn được gọi là harakiri - một trong số những quy tắc võ sĩ đạo được các samurai đặc biệt coi trọng. Nó cho phép một samurai bị hạ nhục hoặc khi bị thất thủ, khi muốn tránh bị rơi vào tay quân địch và bị làm nhục có thể phục hồi danh dự bằng cái chết.
http://webodysseum.com/wp-content/uploads/2012/08/hara-kiri-japan-guide-00.jpg 
 Đúng theo nghi thức, việc tự mổ bụng được tiến hành với trình tự nghi lễ trang trọng trong một căn phòng riêng. Theo nghi lễ, samurai sẽ tắm rửa, mặc áo dài trắng, ăn những món ăn mình yêu thích và sau đó các dụng cụ thực hiện nghi lễ sẽ được đặt lên trên đĩa của ông. Samurai sẽ đặt cây kiếm trước mặt và ngồi trên một tấm vải đặc biệt viết một bài thơ trước khi chết.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Người Hoa đầu tư cho giáo dục ra sao?


Người Hoa đầu tư cho giáo dục ra sao?

Du Sinh gửi RFA 2013-11-19

035_pau908591_20-305.jpg
Một tư vấn viên giáo dục từ Hoa Kỳ đang tiếp một sinh viên Trung Quốc tại Hội Chợ Giáo Dục Expo Thượng Hải hôm 09/11/2013
AFP photo
Một lần ngồi học bài ở quán cà phê Starbucks, tôi tình cờ nghe được chuyện phụ huynh gốc Hoa bàn về chuyện học hành của con cái họ. Số là hôm đó quán quá đông khách, mà tôi lại lỡ chiếm một cái bàn đôi có bốn ghế nên tôi làm nhiều người ngại ngùng khó xử, trừ ba người trung niên gốc Á Châu tự nhiên kéo ghế rồi sau một cái gật đầu chào.
Để ý thì nghe họ nói tiếng Phổ Thông của Trung Quốc. Lâu nay vốn biết người Hoa và Việt hay nói lớn tiếng nơi công cộng nên tôi cũng chuẩn bị tinh thần, ráng tập trung vào bài vở của mình. Thấy tôi im lặng lại đọc bài viết bài tiếng Anh nên họ cũng bớt ngần ngại, từ đó tha hồ bàn chuyện đại sự là chuẩn bị cho con cái họ vào đại học Mỹ.Số là trong ba người có một người nói tiếng Anh rất giỏi, âm giọng chuẩn Mỹ nên tôi đoán tiếng Tàu của chị yếu vì sanh trưởng ở Mỹ.

Hoa Kỳ : Sinh viên ngoại quốc là một « mỏ vàng » để khai thác

Hoa Kỳ : Sinh viên ngoại quốc là một « mỏ vàng » để khai thác

Tài liệu quảng cáo của Northern State University thuộc bang South Dakota, Hoa Kỳ
Tài liệu quảng cáo của Northern State University thuộc bang South Dakota, Hoa Kỳ

Lê Vy
Trong thời buổi kinh tế thị trường, ngành giáo dục cũng trở thành một công cụ để kinh doanh tại Hoa Kỳ. Trên hồ sơ kinh tế, tạp chí Courrier international chạy tựa : « Sinh viên tất cả các nước hãy đến đây với chúng tôi ! » và trích dẫn bài báo trên tờ The Wall Street Journal đề tựa : « Hoa Kỳ đang tìm kiếm khả năng sinh lợi ». Tại đây, sinh viên nước ngoài chính là một mỏ vàng để khai thác. Các trường đại học mở rộng cửa đón sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây không chỉ là phương tiện để lấp đầy ngân khố mà còn thu hút thanh niên tìm kiếm những cơ hội mới.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Khi người dân Tự Xử ......

Tự xử


Trong suốt gần bảy thập kỷ độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản đã gây ra vô số những sai lầm nghiêm trọng, và những sai lầm ấy thường gắn liền với những từ ngữ, cụm từ, còn lưu giữ hoặc vẫn đang tồn tại, trong ký ức lẫn đời sống của xã hội, con người, văn hóa Việt Nam.
Chẳng hạn, cứ nghe đến những cụm từ như Nhân Văn Giai Phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản mại bản, cải tạo tư thương, học tập cải tạo, thuyền nhân, kinh tế thời bao cấp, đổi mới, mở cửa, giải phóng mặt bằng, dân oan v.v… Là ngay lập tức, người Việt nhớ hoặc nghĩ ngay đến những ký ức, những giai đoạn khốn khổ, đau thương trong quá khứ và cả trong hiện tại.

Một nghi can trộm chó bị bắt và may mắn chưa bị người dân đánh chết. (Hình: Kênh 14)

Ngày nhà giáo Việt Nam và nỗi buồn của bậc cha mẹ

Ngày nhà giáo Việt Nam và nỗi buồn của bậc cha mẹ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-11-19

Hoa bầy bán nhân ngày Nhà giáo
Hoa bầy bán nhân ngày Nhà giáo
RFA
Thiếu triết lý giáo dục
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm nay ở miền Trung là một ngày chống lũ và khắc phục hậu quả lũ lụt của cả thầy cô và học sinh. Các trường ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Huế, cho đến thời điểm này, vẫn chưa khắc phục hết hậu quả của lũ lụt, sách vở bị ướt, bàn ghế gãy đổ, mái bị tốc, thậm chí có nhiều trường bị nứt tường do móng nền xê dịch trong lũ lụt. Không khí 20 tháng 11 rất ảm đạm, trong đó có cả tâm lý thất vọng của bậc làm cha làm mẹ trong vấn đề nhân cách và tư cách của giáo viên và tâm lý thất vọng về ngành nghề của giáo viên nói chung.
Cô Nhung, một giáo viên ngoại ngữ ở Quảng Ngãi chia sẻ: “Từ hồi xưa đến giờ rồi, thật ra ngày nhà giáo Việt Nam, ngày đó phải nói là ngày mà người ta sỉ nhục giáo viên nhiều hơn là tôn vinh. Vì những lời chúc tụng thì nó có chớ, nó thành thật từ học sinh cũng có chơ! Nhưng ngày đó để xã hội nhìn vào để thấy ngành giáo dục không làm được gì thì…Thực sự mà nói vậy!”

Số phận của các thuyền nhân (thời nay) khi về Việt Nam

Số phận của các thuyền nhân khi về Việt Nam

Tường An, thông tín viên RFA 2013-11-20

000_Hkg7903450-305.jpg
Cảnh sát Indonesia canh gác những thuyền nhân người Pakistan và Afghanistan đang trên đường đến đảo Christmas hôm 09/10/2012, ảnh minh họa.
AFP photo


Thông tin từ Viet Boat People (VietBP) cho biết đã có hơn 80 thuyền nhân Việt Nam tại Úc  bị cưỡng ép và trục xuất về Việt Nam trong thời gian qua. Tình trạng của những thuyền nhân này ra sao khi họ về đến Việt Nam?
Để ngăn ngừa làn sóng tị nạn của thuyền nhân ngày một đông đến Úc châu. Bắt đầu từ ngày 19/7 Chính phủ Úc thực hiện chính sách siết chặt vấn đề định cư của thuyền nhân đến Úc. Cụ thể tháng 10 vừa qua, đã có hai đợt thuyền nhân Việt Nam bị trục xuất, tổng cộng đã có 30 thuyền nhân  bị trả về Việt Nam. Đợt 1 có 2 người bị trả về ngày 2 tháng 10. Đợt 2 gồm có 28 người bị trục xuất ngày 23 tháng 10.  Số phận của những người này ra sao?
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết:
“Họ điều tra, họ hỏi sao bỏ Việt Nam mà đi, họ hỏi em đi như vậy có giấy tờ hay không ? Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu. Họ đối xử rất là tệ, ăn rất là khổ, họ cho ăn gì thì ăn cái đó thôi, còn thua cho chó ăn nữa.”

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Vỡ đập chứa bùn đỏ Bình Thuận





Hình ảnh bùn đỏ tràn ngập khu vực Cty KSBT sáng ngày 18.11.2013. Ảnh: H.H
  Vỡ đập chứa, hàng ngàn khối bùn titan nhuộm đỏ môi trường 
 http://laodong.com.vn/xa-hoi/vo-dap-chua-hang-ngan-khoi-bun-titan-nhuom-do-moi-truong-157241.bld

Người dân Bình Thuận với thảm họa bùn đỏ

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-11-20

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Nử Sinh Gia Long trước và sau 75 . (Hoàng Lan Chi)

Một ngày 75 mất tên Gia Long- Một ngày 2013, một cựu GS Gia Lon g đòi cho Minh Khai nhập vào Gia Long

Thời tiết California thật ấm áp vào đầu Thu. Giờ này Virginia đã ba mấy độ, thì Cali vẫn tà tà trên dưới bẩy mươi.
Có khi nào bạn thấy lòng quặn đau khi nghe hát không nhỉ? Tôi mới bị như vậy đấy. Chả là một cô bạn cũ đang ở Việt Nam mail hỏi tôi về “Giọng cá đất”. Cô ta bị mất mail nói về bài đó. Cổ thích và muốn nghe lại, giới thiệu cho bạn cổ. Vì thế khi đi tìm tôi cũng nghe lại. Nghe, và lòng tôi quặn đau, nước mắt chảy.
Những câu như thế này không xé lòng tôi sao được? Nhất là Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ hay Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường; Loài quỷ dữ xua con ra đại dương

Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc âm u mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Cầu cá vồ và ‘nhà vệ sinh 5 sao’

Cầu cá vồ và ‘nhà vệ sinh 5 sao’
Tư Cà Khịa (Cần Thơ)
“Nào giờ tui mới biết phải tốn bạc tỷ để xây cái nhà vệ sinh. Chắc nó là “nhà vệ sinh 5 sao”, phải không ông Tư Cà Khịa?”
Tui chưa kịp nói nửa lời, bà Ba xấn tới hỏi tiếp:”Ông Tư, ông biết nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường, mỹ quan đô thị là như thế nào không? Vì sao nhà vệ sinh công cộng phải xây bằng thép?

Tư tui ngơ ngác:”Bỗng dưng bà hỏi mấy câu liên quan đến cái nhà...nhạy cảm ấy là sao? Rảnh quá ha!” “Không rảnh, thấy Hà Nội chi 15 tỷ đồng để xây 14 cái nhà vệ sinh, nên tôi thắc mắc đó mà!”, bà Ba nói.

Bà Ba tuy bán bánh bèo, nhưng cũng để ý chuyện của thủ đô dữ nha. Bả nói:”Khoản kinh phí đầu tư 15 tỷ đồng lấy từ ngân sách, tức tiền thuế nhân dân. Trị giá mỗi cái nhà vệ sinh là hơn 1 tỷ đồng, chắc mỗi lần có “chuyện riêng tư”, vô đó sướng lắm, chứ đâu phải như vô mấy cái “cầu cá vồ...ngàn sao” dưới quê mình, phải không ông Tư?” Nói xong, bả cười hặc hặc.


Cầu tiêu cá vồ phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hình minh hoạ. Nguồn: tuoitre.vn

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Từ Ha Long Bay, Cam Ranh Bay đến… Cam Dai Bay

Bài viết này không nhằm mục đích giới thiệu hai địa danh Ha Long Bay và Cam Ranh Bay mà lại đề cập đến Cam Dai Bay, một cái tên mà người nước ngoài thường nhầm lẫn, cứ tưởng đó cũng là một cái vịnh mang tên Cam Dai!

Du khách đến Việt Nam thường thấy nhiều nơi xuất hiện những dòng chữ Cấm Đái Bậy nên cứ tưởng ta đang quảng cáo cho một vùng vịnh mới có tên Cam Dai Bay! Ngôn ngữ tiếng Việt quả là… nhiêu khê và người nước ngoài khi đến Việt Nam nhầm lẫn giữa 3 cái vịnh cũng là điều bình thường!

Để diễn tả hành động “tiểu tiện”, kho từ vựng của người Việt có rất nhiều từ ngữ dưới dạng “thanh” cũng có, mà “tục” cũng không thiếu. Người miền Bắc gọi “tiểu tiện” là “đi giải”, một từ ngữ nghe thật lạ tai đối với người miền Nam. Tuy nhiên, “đi giải” vẫn “thanh” hơn là… “đi đái”.

Ði tìm người Mỹ gốc Việt .

Ði tìm người Mỹ gốc Việt .

Cựu Trung Tướng Jim Vaught và Phu Nhân

Ngày Quốc khánh của nền dân chủ.-


Sau khi chiến thắng Anh quốc tại tân thuộc địa, Hoa Kỳ tuyên bố lập quốc, đưa ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, một áng văn chương lịch sử tuyệt tác của nhân loại. “ Con người sinh ra bình đẳng... ”. ....



Ðó là ngày 4 tháng 7 năm 1776, ngày lễ độc lập của Hoa kỳ năm thứ nhất. Vào thời đó dân số Hiệp chủng quốc có trên 3 triệu người, đa số là di dân đến từ Âu châu.



Năm 1976, nước Mỹ tổ chức ghi dấu 200 năm lập quốc với sự có mặt của 130 ngàn di dân Việt Nam bỏ nước ra đi từ 1975. Ðến năm 2000, người Mỹ đứng lên đếm lại đầu người, đã có gần 300 triệu dân với hơn 1 triệu người là di dân gốc Việt.



Tính theo hồ sơ thống kê, trong thập niên cuối của thế kỷ 20, người Việt là sắc dân đến Mỹ đông đảo nhất. Di tản, vượt biên, thuyền nhân, HO, con lai, sở Mỹ, đoàn tụ, đầy đủ cả.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Làm sao để hòa giải dân tộc?

Làm sao để hòa giải dân tộc?

Hoàng Ngọc-Tuấn viết từ Sydney 2013-11-12

034_2348559-305.jpg
Giới trẻ Mỹ gốc Việt. Ảnh minh họa.
AFP photo



Gõ từ "hòa giải" lên Google, tôi thấy kết quả đầu tiên là bài giải thích về từ này trên trang Wikipedia tiếng Việt. Trong bài ấy có một đoạn nói đến vấn đề "hòa giải dân tộc" của Việt Nam. Đoạn ấy như sau:
"... ở Việt Nam hiện nay vấn đề hòa giải dân tộc cũng được đặt ra và tốn nhiều giấy mực của báo chí trong thời gian gần đây. Với một lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng nhiều, và Việt kiều ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc làm cầu nối để hàng hóa nội địa vươn tới hải ngoại và ngược lại, Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng đặt ra vấn đề hòa giải dân tộc để huy động sức mạnh và sự đóng góp của lực lượng “Việt kiều yêu nước”. Tuy vậy, tiến trình hòa giải dân tộc ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do còn nhiều bất đồng trong cách suy nghĩ và các vấn đề lịch sử để lại."
Đọc đoạn ấy, tôi cảm thấy khá nực cười! Nếu nhóm viết Wikipedia tiếng Việt diễn tả đúng sự thật thì hoá ra, đối với Nhà nước Cộng Sản Việt Nam, vấn đề "hòa giải dân tộc" chỉ xoay quanh chuyện quan hệ với "Việt kiều" với mục đích kiếm "kiều hối" ngày càng nhiều và tìm cầu nối "để hàng hóa nội địa vươn tới hải ngoại và ngược lại"!
Cũng trong bài ấy, ở chú thích số 12, có ghi: "Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng phát biểu rằng nhà nước phải chìa tay ra trước để đón nhận, đồng thời một bộ phận người Việt ở nước ngoài vẫn còn mặc cảm cũng phải chủ động hòa nhập."
Lại càng nực cười hơn nữa! "Nhà nước phải chìa tay ra trước để đón nhận"! Đón nhận cái gì? Đón nhận "kiều hối" chăng? Và "một bộ phận người Việt ở nước ngoài vẫn còn mặc cảm cũng phải chủ động hòa nhập"! Mặc cảm về việc gì? Về việc chưa chuyển "kiều hối" về Việt Nam nhiều đủ hay chăng? Và "phải chủ động hòa nhập" bằng cách nào? Bằng cách ra sức chuyển thêm nhiều "kiều hối" nữa và ra sức "làm cầu nối để hàng hóa nội địa vươn tới hải ngoại và ngược lại" hay chăng?

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Phản đối Viện Khổng Tử - Ngô Nhân Dụng

Phản đối Viện Khổng Tử
Tuesday, November 05, 2013 6:11:36 PM 

Ngô Nhân Dụng

Giới trí thức Việt Nam, qua các mạng Internet, đã phản ứng mạnh mẽ trước dự tính thành lập các học viện mang tên ông Khổng Tử, như thỏa thiệp giữa hai ông Lý Khắc Cường và Nguyễn Tấn Dũng trong tháng trước. Tất cả mọi người đều nêu lên mối nguy hiểm khi đảng Cộng sản Việt Nam nhượng bộ trước áp lực của Trung Cộng.
Có nhiều lý do khiến mọi người phải lo ngại; nhưng chúng ta cần phân biệt những mối lo thật và mối lo không cần thiết.

Trước hết, không ai phải lo gì về ông Khổng Tử. Dân tộc Việt đã bị đô hộ một ngàn năm nhưng không mất nước. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo, nhưng không phải vì nước mình bị đô hộ. Như chúng tôi đã trình bày trong cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, ngay sau khi giành được quyền tự chủ, các triều đình Việt Nam trong các thế kỷ đầu tiên không dùng Khổng Giáo trong việc cai trị. Từ thời nhà Ðinh tới đời Lý, đời Trần, Phật Giáo vẫn chiếm ưu thế. Việc đưa Khổng Giáo lên địa vị độc tôn chỉ bắt đầu ở nước ta từ cuối thế kỷ 15, và lên cao nhất trong thế kỷ 19. Hơn nữa, trong vùng Á Ðông, những quốc gia không hề bị đế quốc Trung Hoa đô hộ, như Nhật Bản, vẫn chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Giáo; cho tới bây giờ họ vẫn còn dùng nhiều chữ Hán, học sinh tiểu học đã phải học đọc và viết chữ Hán. Các nước phát triển cao nhất ở vùng này, như Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore đều duy trì nền nếp đạo lý, chỉ xóa bỏ các lý thuyết chính trị Khổng Mạnh lỗi thời.

Tàu+ tuồn vũ khí nóng (?) vào xã hội đen VN tại Lào Cai

Chợ vũ khí nóng ở Lào Cai

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-11-08

roi-dien-va-dui-cui-duoc-ban-cong-khai-305.jpg
Roi điện và dùi cui được bày bán công khai ở Lào Cai.
RFA


Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ, và có vẻ như không bao giờ cho phép người dân sở hữu vũ khí. Thế nhưng, tình hình mua bán vũ khí nóng diễn ra tràn lan ở khắp các chợ cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đã khiến cho an ninh quốc gia trở nên phức tạp và hỗn loạn. Tình hình mua bán vũ khí ở chợ Cốc Lếu, Lào Cai diễn ra khá nhộn nhịp trong một đường dây ngầm mà nếu như chịu khó theo dõi, nó chẳng ngầm một chút nào, nếu không nói là công khai.
Giới giang hồ chia vũ khí thành hai nhóm: vũ khí nóng và vũ khí lạnh. Vũ khí nóng gồm các loại súng, lựu đạn, bình xịt hơi cay, roi điện và thậm chí bom, mìn. Vũ khí lạnh gồm dao lê, mã tấu, kiếm, nhị khúc sắt và một số loại dao có móc đuôi dây.

Mua súng dễ như mua cá

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Vấn nạn chơi lô đề tại VN

Vấn nạn chơi lô đề

An Nhiên, thông tín viên RFA, Bangkok 2013-11-06

Đánh  đề hay chơi đề (minh họa)
Đánh đề hay chơi đề (minh họa)
Nguoiduatin
Nghe bài này
Đánh hay chơi đề một hình thức cờ bạc trá hình, đang gây ra những vấn nạn xã hội báo động tại Việt Nam.
Lan tràn chơi lô đề
Chơi hay đánh số đề tại Việt Nam là hình thức đánh bạc dựa theo kết quả sổ số kiết thiết trong từng ngày, từng buổi. Tại miền Nam thì xổ số kiến thiết mỗi ngày lúc 4 giờ chiều, còn ở phía Bắc thì một ngày có 2 đợt xổ số vào buổi chiều và tối. Khắp cả các tỉnh thành trên cả nước Việt Nam, hầu như nơi nào cũng có một đài xổ số kiến thiết riêng.
Về nguyên tắc, nhà nước Việt Nam khuyến khích người dân mua vé số để đóng góp xây dựng đất nước; tuy nhiên ý nghĩa tốt đẹp đó không những không thực hiện được mà còn là điều kiện tạo nên một loại công viêc hằng ngày mang lại lợi nhuận cho một số tay đầu nậu, trong khi đó những người chơi mong được may mắn lại rơi vào cảnh say máu đỏ đen. Chị Hồng - cư ngụ tại quận Bình Tân - có người thân đang là người nghiện chơi đề, đã cho chúng tôi biết:

“Ma đề mà, đâu bao giờ bỏ được đâu, cứ hứa là bỏ, làm việc có bao nhiêu không ăn, không có bao nhiều tiền, nhưng cứ trích ra để mà chơi đề, không bao giờ bỏ được, thiếu nợ nhiều, khóc lóc, xin ở nhà trả nợ cho lần này nữa thôi, hứa không chơi nữa, xong rồi vẫn như vậy, cứ vài tháng mấy chục triệu, ở nhà phải đi mượn nợ để trả, cứ như vậy hoài, như vậy hoài, mượn xong phải trả, trả xong lại mượn.”
Các cụ già chơi lô đề ngay trên hè phố
Các cụ già chơi lô đề ngay trên hè phố.

“Nhà ngoại cảm” và người cộng sản

“Nhà ngoại cảm” và người cộng sản

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam 2013-11-06
sohaphanthibichhang1-305.jpg
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ảnh chụp tháng 10 năm 2013.
Courtesy Trí Thức
Câu chuyện "đồng cô cốt cậu" dưới lớp áo "nhà ngoại cảm" như một cú trời giáng mang tên "quả báo" vào chính thể luôn đàn áp dã man tôn giáo. Sự việc này tạo nhiều cung bậc cảm xúc cho nhiều phía. Riêng người cộng sản, có lẽ chưa bao giờ cay đắng và nhục nhã bằng cú lừa quá đỗi tào lao như thế!

Nhà ngoại cảm

Có một điều rất... kỳ lạ, khi tìm trên google, cho ra kết quả, tuyệt đại đa số những tên tuổi đình đám, họ trưởng thành từ "cái nôi XHCN" như: Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Lư, Đỗ Bá Hiệp, Lê Trung Tuấn, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Ngọc Quyết, Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Mạnh Quân, Phạm Thị Phú, Nguyễn Hữu Mẫn, Vũ Thị Hòa v.v... và có cả một "nhà ngoại cảm" mặc quân phục hẳn hòi với tên Vũ Thị Minh Nghĩa (!). Trả lời phỏng vấn [1] của MC Bình Minh, bà Nghĩa cho biết trong 14 năm, bà ta đã tìm ra hơn 12.000 hài cốt được cho là "liệt sĩ".

Hàng Tàu+ tuồn vào VN ở Lào Cai

Hàng Trung Quốc ở Lào Cai

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-10-28

Các tay buôn ngồi chờ hàng ngay tại trạm gác cửa khẩu. RFA
Các tay buôn ngồi chờ hàng ngay tại trạm gác cửa khẩu. RFA
RFA
Nghe bài này
Hiện tượng hàng Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam hiện nay có liên quan đến các cửa khẩu Việt – Trung như Móng Cái, Lạng Sơn, Cốc Lếu, Lào Cai. Các loại thực phẩm nặng như thịt heo, thịt gà được tuồn vào Việt Nam thông qua cửa khẩu Lạng Sơn, các loại hàng điện tử đi qua cửa khẩu Móng Cái, riêng cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai, tất cả các loại hàng hóa thượng vàng hạ cám của Trung Quốc đều tuồn qua đây. Đặc biệt, hoạt động chuyền tay hàng lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam được diễn ran gay trước mắt các cơ quan an ninh cửa khẩu.
Đổ bộ hàng lậu vào Việt Nam
Cột mốc biên giới Việt Nam phía Nam sông Nậm Thi, thuộc địa phận Việt Nam, nằm ngay trước sân đền thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong hai ngôi đền được tôn kính nhất Lào Cai trong đó có đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo cũng gần đó với bức tượng Đức Thánh Trần đứng chỉ Tay về phá Trung Quốc. Nhưng không hiểu sao, gần đây, tượng Đức Thánh Trần bị dời đi, để lại một khoảng rộng. Ở khoản sân rộng này, khách du lịch Trung Quốc tha hồ nhảy nhót, trai cõng gái tung hứng, tứng nựng để chụp hình. Và trong khoản sân đền Mẫu Thượng Ngàn, nơi có cột mốc biên giới Việt Nam dưới sự quản lý của công an biên phòng Việt Nam, các hoạt động vận chuyển hàng hóa lậu diễn ra khá nhộn nhịp.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Nổ tại phòng làm việc của Bí thư Nghệ An

Nổ tại phòng làm việc của Bí thư Đảng ủy xã
05/11/2013 12:25 (GMT + 7)

TTO - Hơn 2g sáng nay 5-11, tại ủy ban xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã bất ngờ xảy ra vụ nổ lớn làm nhiều đồ đạc và phòng làm việc bị hư hỏng nặng.

Hiện trường vụ nổ - Ảnh: Cảnh Phúc

Đến 10g40 sáng 5-11, cơ quan công an vẫn đang tiến hành lập biên bản, khám nghiệm hiện trường để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ nổ.


Cửa sổ phòng làm việc bị ám khói sau vụ nổ - Ảnh: Cảnh Phúc

Đọc để biết Quán cơm đường dài ở phía Bắc như thế nào .

Quán cơm đường dài ở phía Bắc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-11-04

trong-mot-quan-com-duong-dai-305.jpg
Hành khách trên các chuyến xe đường dài đang dùng cơm trưa trong một quán cơm dọc đường
RFA photo


Trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc địa phận Huế, vẫn còn nhiều quán cơm đường dài, tuy không phải tình trạng cơm chuồng phở chậu như những năm trước đây nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phép lịch sự, văn hóa ứng xử cũng như giá thành vẫn là nỗi nhức nhối của hành khách. Bởi vì những hành khách chấp nhận đi xe đường dài với không khí ngột ngạt, chật chội và nhà xe cũng không mấy lịch sự cũng chỉ vì họ không có nhiều tiền, họ là những lao động nghèo từ quê lên phố kiếm kế sinh nhai. Chính vì thế, với người nghèo, quán cơm đường dài là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Đã nghèo còn đeo… bữa cơm

Làm thế nào để tránh nhiễm độc chì?

Làm thế nào để tránh nhiễm độc chì?

Việt Hà, phóng viên RFA 2013-11-05

034_753289-305.jpg
Đèn lồng xuất xứ từ Trung Quốc được cho là gây nhiễm độc chì cho trẻ em. Hình chụp tại TPHCM hôm 14/2/2008.
AFP photo


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm độc chì là một trong những quan ngại về sức khỏe cộng đồng đáng báo động.

Tại sao nhiễm độc chì?

Trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người, việc tiếp xúc với các sản phẩm có chì là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chì có thể từ không khí, từ thực phẩm, từ đồ chơi hay mỹ phẩm. Nhưng điều đáng lo ngại là việc tiếp xúc với một lượng chì lớn và trong thời gian dài có thể khiến một người bị nhiễm độc và thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Theo WHO, nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Thống kê của WHO cho thấy khoảng 600,000 các ca chậm phát triển hàng năm trong trẻ em do nhiễm độc chì. Điều đáng chú ý là có tới 99% trẻ em bị nhiễm chì đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Bác sĩ Maria Neira, Giám đốc ban Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng của WHO xác định ‘nhiễm độc chì vẫn là một trong những quan ngại về sức khỏe môi trường quan trọng với trẻ em toàn cầu. Sơn có chì là nguồn chính dẫn đến việc nhiễm độc chì ở trẻ em’.
Trẻ em thường dễ bị ngộ độc chì hơn so với người lớn vì trẻ hấp thụ lượng chì từ 4 đến 5 lần nhiều hơn so với người lớn từ cùng một nguồn.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

HƯỚNG-DẪN LỐI ĐI ĐẾN MỘ-PHẦN CỐ TT. NGÔ ĐÌNH DIỆM

Những Hình Ảnh nơi Mộ Phần Cố TT. Ngô Đình Diệm và Gia-đình (THQN)

PHẦN I
HƯỚNG-DẪN LỐI ĐI ĐẾN MỘ-PHẦN CỐ TT. NGÔ ĐÌNH DIỆM
Hôm nay Thứ tư 06-04-2011 nhằm ngày 04-03 Tân-Mão. Chúng tôi bắt đầu khởi-hành chuyến đi từ Nam ra Bắc. Trước là tảo-mộ tổ-tiên, ông bà. Song song đó là kính-viếng các chiến-hữu cũng như anh hùng chiến-sĩ vô danh đã vị quốc vong thân.

Như thường-lệ của những năm qua, chúng tôi đều khởi đầu bằng lễ viếng mộ Cố Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm, Cụ bà Thân sinh, hai bào đệ Ngô-Đình-Nhu và Ngô-Đình-Cẩn của Người.
Nhân đây chúng tôi xin gửi đến http://baovecovang2012.wordpress.com/ một vài hình-ảnh, có thêm ghi-chú và hướng-dẫn lối đi cho những vị nào có dịp về nước. Hầu giúp ích quý vị, nếu quý vị có lòng đến viếng mộ-phần của Cố Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm.
Nếu chúng ta phát xuất từ Saigon, chúng ta có nhiều đường để tới nơi. Nhưng chúng tôi dẫn cử 2 lối như sau là thuận-tiện nhất :
1- Đi bằng QL. IK – QL này trước khi Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm thiết-lập xa-lộ Saigon – Biên-hòa, nó là đường xuyên Việt, tức Quốc lộ I.
Ngày xưa, người ta đi từ Saigon đến Biên-hòa thường phải qua chiếc cầu đầu tiên là cầu Sắt (Dakao), cầu này sàn bằng gỗ, mỗi lần xe đi qua kêu xập-xình, xập-xình rất vui tai. Rồi đi tới cầu Bình-lợi ở giữa có đường rầy xe lửa xuyên Việt, để tới Thủ-đức và qua núi Châu-thới tức là gần vào trung-tâm Biên-hòa.
vantoan_thammo1
Cầu Bình-lợi nằm trên trục đường Quốc-lộ I nằm trên sông Saigon, thời Pháp-thuộc đến trước khi Xa lộ Saigon – Biên-hòa khánh-thành. Ảnh : Sưu-tầm
Nay con đường này gọi là QL. 1K. Đến ngã tư có bảng chỉ-dẫn như dưới đây, chúng ta quẹo trái. Phải mất đúng 9 cây số mới tới nơi.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải mở đường cho giặc tràn vào Việt Nam


Phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải mở đường cho giặc tràn vào Việt Nam

DÂN LÀM BÁO



Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Đồng Sơn, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình (dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)


"Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc"

Vì đâu nên nỗi?

Lê Anh Hùng - "...người ta sẽ không ngạc nhiên với những gì trên đây nếu biết rằng ngay từ ngày 7/5/2007, ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công nghiệp) đã bị một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban Tổ chức TW, Ủy Ban KTTW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ quan trọng yếu cơ mật khác của Đảng, Nhà nước” tố cáo là khai man lý lịch: Bố đẻ của ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.[6] Ấy vậy nhưng ông ta không những không bị xử lý mà còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vào chiếc ghế Phó Thủ tướng quan trọng thứ hai trong chính phủ..."



Trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23.10 vừa rồi đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” với những thông tin hẳn khiến nhiều người phải giật mình: